Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Tô bún bò Huế giữa lòng Seoul xa lạ

Thiên An/Người Việt
Seoul, Nam Hàn (NV) - Một tuần lễ ở Seoul nhanh chóng trôi qua với lịch làm việc từ sáng đến tối, tôi quyết định tự ra ngoài tìm thức ăn Việt khi chỉ còn ở đây một tối cuối cùng. 
Quang cảnh Seoul nhìn từ quận Dongdaemun. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Từ lúc mới đến đây vào đầu tuần, tôi đã muốn tìm ghé thử vào một quán ăn do chính tay đầu bếp Việt nấu nhưng đến bây giờ mới có thời gian. Sau chuyến taxi suýt bị lừa $72 và một tiếng đồng hồ lang thang giữa Seoul, mong muốn cuối cùng rồi cũng thực hiện được.
Tại một quán ăn Việt có tên Little Vietnam ở phía Đông thành phố, tôi có dịp thưởng thức một tô bún bò đậm đà hương vị ruốc Huế trong thành phố Seoul xa lạ. Một người khách dễ mến tại đây không chỉ bỏ cả tối hôm đó đưa tôi đi thăm khắp Seoul, mà còn  kể tôi nghe về những tâm sự rất riêng của người Việt tạm cư tại Nam Hàn...

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Tí Hớn đi học.

Người Buôn Gió


Tí Hớn đi học lớp 1, được hai tháng một chiều bố đón về. Cậu buồn rầu nói.

- Bố xin con sang lớp khác học được không.?

Bố hỏi sao, cậu bảo cô giáo không thích con bố ạ.

Bố bảo để bố xem thế nào. Bố biết Tí Hớn rất nghịch, nếu không nhất thì cũng nhì lớp. Bố cũng biết Tí Hớn dám làm, dám chịu. Nếu có bị đánh hay phạt vì nghịch thì cũng không vì thế mà nghĩ cô giáo không thích cậu. Chuyện cậu cảm giác cô giáo không thích mình là một câu chuyện mà bố cậu đáng phải suy nghĩ. Việc xin cậu sang lớp khác với lý do gần bạn A, bạn C nào đó không có gì khó. Nhưng nếu làm thế không phải cách mà bố cậu muốn. 

Hôm sau bố cậu đến lớp đón Tí Hớn, bố cầm một cuốn sách bìa màu vàng. Bố gặp cô giáo nói.

- Anh có viết cuốn sách tặng em.

Ba ngày sau, mẹ Tí Hớn hốt hoảng gọi điện.

- Anh có gặp cô giáo Tí Hớn làm gì không.?

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

HỒI KÝ: NGƯỜI TÀU SANG VIỆT NAM!

SGĐT: Đọc để thư giãn.



Vì vốn không phụ thuộc vào sách vở, tôi sẽ viết bài này theo trình tự cảm nhận một cách tự nhiên - những câu chuyện mà tôi 'gom' được khi ngồi uống cà phê/ngắm cảnh vật thiên nhiên, hay khi đi (ô-tô, xe đò) trên khắp mọi miền đất nước (kể cả nước ngoài), và với việc mang theo gói 'hành trang tư tưởng' là Phật, Chúa, Thượng Đế, Nietzsche, Hemingway, Aitmatov, Kim Dung, Bùi Giáng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Đỗ Long Vân, Phạm Duy/Trịnh Công Sơn... cùng với phong cách 'nói lên từ hiện thực bằng cảm nhận của trái tim' (mà không dùng tư liệu - việc này để dành cho các... học giả), tôi sẽ kể cho các bạn nghe là người dân đã nói/tâm sự những gì?, và tôi đã nghĩ hay suy nghiệm ra những gì?, về: người Tàu 'tốt' ở chỗ nào?, tập đoàn 'ma giáo' Tàu có âm mưu hiểm độc như thế nào?, người Việt có những hạn chế/'tính xấu' gì mà không thể đưa đất nước ta trở thành một cường quốc?, v..v...

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Dạ, cháu là Khổng Tử

Theo blog Nhà gom lá Bàng
  
Tối hôm qua tôi nằm mơ...
Tôi đang nằm trong võng, ở trong nhà. Bỗng có một anh chàng thư sinh, đi xe đạp, ghé lại nhà tôi. Tôi còn nhớ mang máng là trên xe cậu ta có treo một cái lồng, trong đó có một đôi chim cu gáy. Tôi mới bước ra tiếp khách và hỏi ra thì mới biết là cậu ta đến để xin học. Tôi mới hỏi:
-Cháu tên gì?
-Dạ, cháu là Khổng Tử.
Tôi mới nhìn kỹ lại, cậu ta khoảng 25-26t, dáng dấp rất là... hai lúa (xem chú thích bên dưới), tay chân hơi thô, khuôn mặt nếu ráng nhìn thì trông cũng... tàm tạm, khá thông minh, nhưng có nước da mặt hơi xanh. Với kinh nghiệm của mình, tôi biết đây không phải là... người. 
Tôi mới dòm xoáy vào đôi mắt và bộ óc của cậu ta. Té ra 'cậu bé' sinh năm 551 TCN (ngày 27/8 ÂL), tại nước Lỗ (thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), lấy vợ năm 19t, đến năm 22t thì bắt đầu mở lớp dạy tại nhà, rồi đi lang thang đây đó... Rồi không biết tại sao, 5 năm sau, cậu bé đi theo chiều không gian nào của không gian n chiều, mà đến được thế-giới-@ này vào năm 2014...

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Lương Tâm Giá Bao Nhiêu?

VRNs (10.9.2014) – Sài Gòn – Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.

Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: “Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!”. Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Đà Lạt Xưa và Nay


 

Trần Ngọc Toàn 

Ðà Lạt Ngày Xưa: 

"Khi mới lớn lên, tôi nghe ông Chú của tôi kể lại ông và tất cả học sinh của thành phố Ðà Lạt được chính quyền vận động đi trồng những cây thông quanh bờ Hồ Lớn, sau này được đặt tên là Hồ Xuân Hương". 
Lúc bấy giờ người Pháp đã xây đập chặn nước của dòng suối lớn Ðà Lạt chảy từ hướng Bắc về, qua các ghềnh thác lớn nhỏ rồi đổ xuống tận sông Ðà Rằng ở vùng Bảo Lộc, Ðịnh quán. Trong khi đó, ho cũng ngăn đập ở thượng nguồn làm hồ nước Suối Vàng với đập Thủy Ðiện Ðan Kia bên dãy núi Bà ở phía Bắc thành phố. Trên đường mở vòng quanh thành phố, họ đã chặn nước tạo nên hồ Than Thở và hồ Saint Benoit, sau này được đổi tên là Chi Lăng. Xa hơn, về hướng chính Bắc là hồ nước nhân tạo ở ấp Ða Thiện với dòng nước chảy về Thác Cam Ly. Riêng với Hồ lớn, họ đã phải dùng cốt mìn để khoét sâu thêm trước khi làm đập ngăn dòng nước trên đoạn đường từ hướng Nhà Thờ Con Gà qua dốc lên phố chính thương mại được mang tên là Khu Hòa Bình. Chiếc cầu trên đập nước được gọi là cầu Ông Ðạo. Sau này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tức cảnh qua cầu nên thơ với tà áo trắng học sinh tung bay viết nên bản nhạc "Có một Dòng Sông". Khi ghé thăm Ðà Lạt, nhạc sĩ Lam Phương cũng viết bản nhạc "Thành Phố Buồn" góp mặt với một số bài ca của các nhạc sĩ khác như "Chiều Vàng", " Xứ Hoa Ðào" , "Ðà Lạt sương mờ" v.v... 

60 năm Sài Gòn trong tôi

Văn Quang – viết từ Sài Gòn
Theo Vi
ễn Đông Daily

Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn trước năm 1975 nay đã không còn. Văn Quang viết: “Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào, và nhớ tới những đồng đội TQLC đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa.
 
‘Nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn từ trong tâm thức mình, từ trong tận cùng tim óc mình. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài Gòn khác, bất chấp gian khổ.’
Hai tuần nay người Sài Gòn xôn xao về một số công trình xưa cũ sẽ bị phá bỏ lấy đất làm tàu điện ngầm. Rầm rộ nhất là khu thương xá Tax* đã bị “bao vây” bởi những hàng rào chắn chạy dài và tất cả các cửa hàng trong thương xá này phải dời đi vào tháng 10 này để làm một siêu thị 40 tầng văn minh hơn. Hầu như cả thành phố xôn xao, người ta kéo đến mua hàng giảm giá đông như hội. Và cũng có nhiều người đến để nhìn lại chút kỷ niệm xưa với một công trình kiến trúc được xây dựng từ xa xưa khiến bất cứ ai dù chỉ sống ở thành phố này ít năm cũng cảm thấy tiếc nuối. Lứa tuổi già đã có từng hơn nửa thế kỷ với Sài Gòn bỗng nhận ra cái khu thương xá đó không chỉ gắn liền với thành phố mà còn gắn liền với cả gia đình mình.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

KỶ NIỆM VỀ VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Mai Thái Lĩnh
Cuối năm 1967, tôi vào học tại Viện Đại học Đà Lạt, sau khi đã hoàn tất năm Dự bị Văn khoa (nhiệm ý Triết học) tại Sài Gòn.
Viện Đại học Đà Lạt lúc đó, theo thống kê, có gần 2 ngàn rưởi sinh viên ghi danh theo học; trong đó trường Chính trị Kinh doanh đã chiếm non một nửa số sinh viên. Trong ba trường còn lại (Văn khoa, Khoa học và Sư phạm), Văn khoa là trường đông hơn cả, với 952 sinh viên ghi danh.
Trường Đại học Văn khoa Đà Lạt thời đó còn thực hiện chế độ chứng chỉ, sinh viên có thể ghi danh học đến hai chứng chỉ trong mỗi năm học. Vì vậy tôi nuôi quyết tâm học xong Cử nhân trong vòng hai năm nữa, mỗi năm học hai chứng chỉ, để rút  ngắn phần nào sự chậm trễ trong những năm 1964-66, khi học Đại học Khoa học Sài Gòn không có kết quả.
Ấn tượng đầu tiên của tôi là ngôi trường rất đẹp. Nhìn từ mặt tiền, những giảng đường một tầng lầu được xây dựng với mái chữ A trông rất gọn gàng, xinh xắn, được bố trí một cách hài hoà giữa những bãi cỏ, bồn hoa và những hàng thông. Riêng cánh trái của khu đồi là cả một rừng thông nhỏ chạy dài từ toà Viện trưởng mang tên Hoà Lạc đến tận dòng suối dưới chân đồi. Phong cảnh mỹ lệ đó, cộng với khí hậu trong lành, mát lạnh của thành phố cao nguyên, quả là môi trường lý tưởng cho việc học tập, và cũng là khung cảnh của biết bao chuyện tình trong giới sinh viên.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Du lịch Bắc Hàn, quốc gia bí ẩn nhất thế giới

Athena lược dịch
Bạn muốn đến tham quan Bắc Triều Tiên? Nếu các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, vi phạm nhân quyền, tùy tiện bắt giữ khách du lịch, hay những tuyên bố sặc mùi hiếu chiến từ chính phủ đe dọa sẽ biến Seoul và thậm chí là bang Texas thành “biển lửa” không đủ khiến bạn từ bỏ ý định đến thăm “quốc gia bí ẩn” này thì có lẽ sẽ chẳng có điều gì khiến bạn sợ hãi nữa.
Tốt thôi! Dưới đây là những thứ bạn cần chuẩn bị trước khi đến thăm đất nước nhiều bí mật nhất thế giới này.

1. Tìm một công ty du lịch

Cách duy nhất dành cho phần lớn mọi người đến tham quan Bắc Triều Tiên là đi theo tour du lịch. Hiện có rất nhiều công ty mở các tour mỗi năm, với khoảng thời gian khác nhau (vài ngày cũng có mà đến 3 tuần cũng có), giá cả (từ vài trăm dollar cho đến $4000 hoặc hơn) và nhiều chương trình tham quan khác.
Trong khi một vài các chương trình tập trung chủ yếu ở các địa điểm ít người đến ở phía Bắc như Bắc Hamgyong (đây là địa điểm được cho là nơi Bắc Triều Tiên thực hiện thử nghiệm hạt nhân) và đặc khu kinh tế Rason (vùng gần biên giới Trung Quốc và Nga được thành lập vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước nhằm phát triển kinh tế thông qua vốn đầu tư nước ngoài), thì phần lớn các công ty du lịch đều đưa khách đến các vùng lân cận thủ đô Bình Nhưỡng và khu vực phi quân sự với Nam Hàn.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog