GN: Không thể hiểu nổi xã hội VN ra sao nữa, không chỉ vì người ta nghèo không có thịt ăn phải bắt cả chuột ăn như những đứa trẻ miền cao, hay là món nhậu của dân đồng bằng. Nhưng ăn cá sấu, rắn, chó và ngay cả khỉ, thì cho thấy xã hội sản sinh ra lớp người dư tiền không biết ăn gì nên ăn cả thú rừng thuộc loại hiếm quí, gọi là tẩm bổ, tâm như thế thì làm sao bổ được. Cho nên bài báo của vị giáo sư ở Stanford có nói người Việt hung hăng vì ăn cả chuột, làm nhiều người vì tự ái dân tộc mà phản bác. Theo tôi ông giáo sư không thể bảo là ăn chuột mà hung hăng, mà là vì người Việt (dĩ nhiên chỉ là một số dư tiền không biết ăn gì) ăn những loại vật hiếm qúi mới hung hăng, vì họ ăn và nuôi những người hung hăng tìm kiếm giết những con thú hiền lành như chó, như khỉ để ăn. Bài báo gần đây còn cho biết Trung Quốc cũng sản sinh lớp người dư dả nên họ ăn tất cả những loại vật thuộc loại "exotic", và VN cũng theo chân TQ ăn uống kiểu như thế. Thêm một lý do để không dám nhận mình là người Việt nữa. Người Việt gì mà hung hăng thế, nhìn cái búa con dao và người đàn bà làm thịt con khỉ mà không thể nào xem tiếp.
Thilo Thielke
Thành viên VN2006A chuyển ngữ
Thành viên VN2006A chuyển ngữ
Hiếm có một nước nào mà lại có nhiều giống khỉ bị đe dọa tuyệt chủng như Việt Nam. Thật vậy, chẳng bao lâu nữa phần lớn bọn chúng sẽ tuyệt chủng - Thịt khỉ ở đất nước này được coi là đặc sản. Với máy quay phim giấu kín, SIEGEL ONLINE đã trót lọt khi quay phim trong các quán ăn thịt khỉ. Đó là những hình ảnh rùng rợn.
Ở một nơi nào đó tại một ngôi làng miền Trung Việt Nam. Ngoài trời, vài người đàn ông trẻ ngồi để thưởng thức món ăn. Trên một chiếc bàn tròn trước mặt họ là một món thịt. Đây hoàn toàn có thể là món thịt Lợn hay thịt Bò, nhưng không phải, đó là món thịt Khỉ. Với rất nhiều bia uống kèm theo. Họ cũng không để ý có một người lạ đến gần chỗ họ và tìm cách ngó vào trong bếp.
Chuyện này quá quen thuộc đối với một nữ bác sỹ thú y Đức làm việc tại Việt Nam. Chị là chuyên gia nghiên cứu về giống thú Loris, còn gọi là giống Culi nhỏ, và cho biết, đối tượng mà chị nghiên cứu đã biến mất khỏi tầm quan sát (môi trường sống của nó) với một tốc độ nhanh chóng như thế nào. "Việc săn bắn đã trở thành một môn thể thao tiêu khiển rất được yêu chuộng", chị nói, "cuối tuần những người đàn ông trẻ đu mình lên những chiếc xe máy và phóng vào rừng". Sau đó khỉ được lôi ra bán ngoài chợ như là gia súc hoặc là đặc sản thịt rừng. Hầu như khắp nơi trong nước có những quán ăn có món thịt khỉ trên thực đơn của mình. "Khỉ ở nhiều khu rừng dường như đã bị chén sạch."
Bởi vậy SPIEGEL ONLINE đã tìm cách (ném một cái nhìn) quan sát vào phía đằng sau của những tiệm thịt khỉ này. Vì người ngoại quốc chỉ tạo ra mối nghi ngờ trong những nhà hàng như thế, nên một người Việt Nam tự giới thiệu mình là khách hàng đi tìm nguồn cung cấp cho quán ăn của mình ngoài Hà Nội. Và do đó anh ta được mời đi xem các gian phòng phía sau quán, nhà chứa hàng và bếp nấu của những người làm thịt khỉ. Những hình ảnh, mà anh mang theo ra, làm rùng mình người xem.
Giết thịt dã man cho những kẻ sành ăn
Một cảnh tượng diễn ra trong một căn phòng tranh sáng, tranh tối, trong đó có bóng dáng một con khỉ. Có vẻ đó là một con Malak, bộ lông của nó mầu nâu. Tay nó bị trói quặt ra phía sau lưng. Con vật nằm trên nền nhà, cánh tay khỏe mạnh của tay đầu bếp ấn nó xuống nền đất. Sau đó một người phụ nữ liên tục đổ nước sôi từ một chiếc thùng nhựa lên đầu con vật, và tay đầu bếp bắt đầu nhổ lông nó. Lạ lùng thay là con khỉ gần như không kêu. Nhưng người ta thấy nó vặn người, đập đuôi, tìm cách thoát chết. Sau đó ít lâu người ta có thể thấy tay đầu bếp dùng một con dao to liên tục đập vào cái đầu đã nhẵn lông của con vật còn đang sống. Một lát sau nó chết.
Cảnh giết thịt khỉ được ghi lại bằng máy quay được dấu kín
Người phụ nữ hứng máu chảy ra bằng một chiếc túi nhựa. Phần còn lại được đưa vào phòng bên cạnh, nơi có 2 xác khỉ đã được nhổ lông và moi hết nội tạng đang chờ để được chế biến. Gần như tất cả đều được tận dụng: thịt đem quay, lòng đem luộc, trym đem phơi khô. Những gì không ăn được thì đem bán như là Đông dược để kiếm tiền. Trong căn phòng phía trước chứa hàng chục con khỉ đông lạnh. Bà chủ tiệm tuyên bố một cách hãnh diện, trong vòng vài tuần bà ta có thể cung cấp hàng trăm con khỉ.
"Thị trường đầy đặc sản thịt rừng", nhà bảo vệ động vật kiêm nhiếp ảnh thiên nhiên người Thụy sỹ Karl Ammann cho biết. "Kinh tế tăng trưởng và hạ tầng cơ sở tốt hơn chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn". Dường như hiện nay kể cả những vùng hẻo lánh nhất của Đông Nam Á cũng bị khai phá, đồng thời việc ăn thịt các giống thú hiếm đã trở thành mốt thời thượng. "Trong những buổi nhậu nhẹt ở Á châu trym cọp, bột sừng Tê giác được chuyền tay nhau như ma túy ở những nơi khác trên địa cầu", Ammann nói.
"Vùng chúng tôi ở tràn ngập các tiệm đặc sản thịt khỉ"
Từ một năm rưỡi nay ông Georg Kloeble, người Đức, làm việc ở Việt Nam. Ở tỉnh Thanh Hóa, gần 240 km phía nam Hà Nội, ông đảm nhận trách nhiệm của tổ chức trợ giúp phát triển Đức kiến tạo việc bảo vệ sinh thái cho 2 tỉnh ráp giới. Ông Kloeble, người đã từng sống hơn 20 năm ở Malawi, dành tâm trí cho việc bảo vệ sự tồn tại của giống voi và khai sinh ra tổ chức bảo vệ động vật Wildlive Action Group International, cho biết: "Lúc đầu chẳng ai ở đây thực sự quan tâm đến bọn thú." Hiện nay có vẻ những nỗ lực của ông nhằm làm cho người Việt quan tâm hơn đến việc bảo vệ động vật đã mang lại kết quả. Bởi vì ngày càng có nhiều thú vật bị tịch thu, trạm kiểm lâm của ông gần như biến thành một vườn bách thú nhỏ, chứa đến 17 con khỉ, thú có vẩy và 2 con gấu đen khoang trắng sơ sinh.
Với số lượng thú kể trên khả năng nuôi chứa [của ông Kloeble] đã cạn kiệt. Đặc biệt là mấy con gấu cần rất nhiều chỗ. Kloebe nói: "Riêng cho mấy con gấu, chúng tôi cần gấp sự giúp đỡ ngay lập tức, để xây cho chúng một khu chuồng trong khu bảo tồn tự nhiên ở Xuân Liên. Chi phí nuôi dưỡng mấy con gấu con này bằng hoa quả và thức ăn cho gấu sơ sinh khoảng 1500 euro mỗi con một năm."
Với số lượng thú kể trên khả năng nuôi chứa [của ông Kloeble] đã cạn kiệt. Đặc biệt là mấy con gấu cần rất nhiều chỗ. Kloebe nói: "Riêng cho mấy con gấu, chúng tôi cần gấp sự giúp đỡ ngay lập tức, để xây cho chúng một khu chuồng trong khu bảo tồn tự nhiên ở Xuân Liên. Chi phí nuôi dưỡng mấy con gấu con này bằng hoa quả và thức ăn cho gấu sơ sinh khoảng 1500 euro mỗi con một năm."
"Dù phải mất khá nhiều thời gian, nhưng ít ra cũng có thay đổi chút ít"
Tất nhiên, Kloebe biết rằng ông đã mang vào người công việc của dã tràng. "Khu chúng tôi ở tràn ngập các tiệm ăn thịt khỉ (hầu tiệm)". Công cuộc chống lại các hành động phi pháp rất vất vả. Cần cả một mạng lưới những người cung cấp thông tin để phát hiện ra các nhà hàng bán thịt khỉ. Thêm nữa, các tiệm ăn mới mọc lên như nấm. Mặc dù vậy Kloeble vẫn tin tưởng vào công việc của mình: "Dù phải mất khá nhiều thời gian, nhưng ít ra cũng có thay đổi chút ít".
Xem video ở Der Spiegel
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét