Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Chuyện chó

Cuối tuần rồi, mấy chị em tôi ngồi với nhau khi nhìn con chó chihuahua của thằng con tôi, bàn tán so sánh với con chó cũ đã chết, so sánh bảo con này thì đẹp "trai" hơn nhưng "mất dậy" quá vì nó chẳng được học hành bài bản như đàn anh đã khuất của nó. Cả hai con đều khôn, nhưng con chó cũ thì không khôn vặt như con chó mới, con chó mới biết chủ nó yêu quí nó nên nó hay làm tàng và giỡn mặt với chủ của nó.  Khi con tôi đi vắng thì nó chạy sang quấn quít bà dì, nhất nhất nó nghe lời bà dì, khi chủ nó về thì nó lại bỏ bà dì trở về với chủ và coi thường mệnh lệnh của bà dì của chủ nó.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

50 bữa điểm tâm "hàng đầu" trên thế giới

Trong email có những bức ảnh giới thiệu các bữa điểm tâm, nhưng không có ghi chú, tìm được những tấm hình đó ở trang web khác với lời dẫn, vác về cho mọi người thưởng thức bằng mắt. Chả hiều sao họ không giới thiệu món xôi, món phở hay bánh mì của VN mà lại là cháo, không cháo gà, cháo thịt hay cháo trắng mà là cháo lòng cháo huyết chi đó.  Có lẽ là món đặc trưng nhất nên họ vác lên cho tương xứng với dân Tây ăn xúc xích thì người Việt ăn dồi, ăn lòng?

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Ý đẹp

Cho và Nhận

Theo Trươngton.net

 
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
 
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."
 
Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Sử dụng máy tính có thể dẫn đến đột tử

Đây là trường hợp dễ xẩy ra  ở Việt Nam.

Người Buôn Gió


Việc sử dụng máy tính, mang theo máy tính nơi công cộng là lý do để cơ quan điều tra, cơ quan công an mời về trụ sở làm việc.

Ở Việt Nam trường hợp người dân đến trụ sở công an hay bị cưỡng chế đến trụ sở công an làm việc, thì đột tử trong đồn công an là chuyện rất bình thường. Người ta thường chết đột ngột ở trụ sở công an vì nhiều ký do khác nhau,như đột tử do bệnh lý,tử tự, hay vô ý chạm vào dui cùi công an. Điển hình như ông Trịnh Xuân Tùng tự va đầu vào dùi cui công an, anh Nguyễn Công Nhật lấy dây điện thoại của công an thắt cổ tự tử, Nguyễn Văn Khương đột tử ở Bắc Giang sau khi được hai anh công an to khỏe mời ngồi lên ghế....

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Vài suy nghĩ khi đi chợ

Báo Yahoo hôm qua đăng tin có 5 loại cá tôm không nên ăn, bởi chúng độc hại có nhiều chất thủy ngân, chất độc cho sức khoẻ nhất là cho các bà mẹ trẻ đang có thai, và cho người già mau mất trí. Chẳng trách mấy chị em tôi tuần rồi nói với nhau sao độ rày nghĩ (chưa kịp nói) trước quên sau, mai đây rồi không nhận ra nhau nữa thì nguy hiểm quá. Đọc xong tôi chỉ biết nhìn hình chứ tên các loại cá bằng tiếng Việt thì tôi cũng ú ớ. Dân ở biển mà không biết bơi, đi chợ mua cá hoài mà tên cá thì không nhớ cũng là tôi. Cho nên bây giờ phải ráng nhớ hình để mai đây đi chợ không vác mấy thứ tôm cá ấy về nhà. Đại khái bài báo viết 5 loại hải sản, tôi xin mạn phép dịch tên tôm cá, dịch sai xin tự chữa dùm nhé, vì tôi cũng không rành chuyện tôm cá cho lắm, bởi đi chợ Mỹ thì biết tên cá như thế, đi chợ Việt thì tên cá khác, nhưng người tôi còn không nhớ tên nhớ mặt, cho nên nhìn cá hôm nay ở chợ Mỹ ngày mai ra chợ Việt đọc tên Việt thì tôi trở nên "không biết đàng nào mà lần",  nhất là chợ Việt độ rày cứ đóng bao đóng nhãn nhập nhằng, mua thùng cá to tướng ở đâu đó, về đóng gói lại lúc thì tên Mỹ, lúc tên Việt, không biết xuất xứ ở đâu.  Vì thế thèm ăn cá, nhưng nhìn, chả biết bắt từ hồ, sông nào nên đành bỏ lại.  Nếu gần chợ Việt thì tôi cũng chạy ra chụp hình so sánh với hình của Yahoo để gọi cho đúng tên.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Giáo dục Hàn Quốc: những phát triển ngoạn mục

Tôi post lại post này để ai cũng có thắc mắc như tôi mới đây khi đến Hàn Quốc và ngạc nhiên phát triển xa hơn VN như thế nào, sẽ hiểu vì sao.  Những điều giải thích cho tôi thấy những thanh thiếu niên ăn mặc lịch sự đến trường, trông họ rất nghiêm túc, tôi không biết đó có là điều hay cho tuổi trẻ của họ, nhưng có lẽ họ coi trọng sự học của họ nên đất nước họ thành công?

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Hạ Long

Cập nhật: Bài viết ở đây cho thấy sự bầu bì bình chọn Hạ Long đã gây tốn kém cho dân VN, tại sao không khuyến khích đồng bào bấm nhấn lấy tiền mua tàu chống TQ có phải hơn không? Có khi còn bảo vệ được Hạ Long trong tương lai nhỉ?
Đọc báo  hôm trước thấy VN loan tin Hạ Long được vào chung kết 7 kỳ quan thế giới, nghe cũng mừng tưởng đâu thế giới bầu bình cho kỳ quan của nước mình, Hạ Long đẹp thì đẹp thật, tôi định nói có nơi khác cũng giống như Hạ Long nhà mình, nhưng thôi không nên quảng cáo cho nước khác ở đây. Nghe tin rầm rộ ở VN, tin khắp nơi tổ chức khuyến khích (lẫn ép buộc) lòng yêu nước bằng cách bầu bì cho Hạ Long, khiến tôi tò mò vào website của 7 kỳ quan mới của thế giới xem, hoá ra ngoài Hạ Long còn có đảo Jeju của Hàn cũng lọt vào kỳ quan mới, nơi tôi mới được thăm viếng.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Người Việt mới, tiếng Việt mới


"Rồi chú tranh thủ liên hệ với thím. Thi thoảng, rỗi công tác, chú đột xuất đón thím về tham quan đa số cảnh quan Hà Nội. Qua liên hệ, lần hồi chú trọng thị thím, đả thông thím, thống nhất thím, cuối cùng đăng ký, nhất trí tranh đấu quản lý đời thím bằng một đám cưới thuộc diện đại trà…"

Mưỡu: Nhân vụ cuốn sách cười ‘Sát thủ đầu mưng mủ’ gồm mớ “thành ngữ sành điệu bằng tranh” của tác già Thành Phong mới bị thu hồi với nhiều lý do, ví dụ: «có nội dung phản cảm, không phù hợp với việc giáo dục thanh thiếu niên», «thiếu tính nhân văn»…, nhất là «ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt». Vậy các bạn thử đọc bản sơ kết tiếng Việt sau 1975 xem sao: 

Ngói đỏ

Nhìn hai tấm hình khung cảnh Hànội một buổi chiều

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Mình yêu nhau nhiều hơn thế nữa…

Để cái tựa bài viết của chị ở trên, thế nào cũng trở thành "hot" với bạn bè, vì chắc mọi người sẽ nghĩ tôi viết chuyện tình của tôi :-)
Tình cờ đọc bài văn của chị, tưởng như thế giới học trò ngày nào của mình cũng phần nào như thế, cũng con đường, cũng tên trường, cũng thành phố ấy. Thế nhưng chị là thế hệ trên chúng tôi, chúng tôi (không may mắn?) chỉ là thế hệ trải qua những năm tháng ở học đường với những buổi sáng đi ngang qua những con đường đầy màu tang trắng, những đêm đại bác CS pháo vào thành phố nổ đến nỗi lũ trẻ con như chúng tôi cũng không còn biết sợ.  Và chúng tôi chưa đủ lớn để hiểu trọn vẹn một tình yêu để khi hoà bình trở lại thì chúng tôi phải sống trong những năm tháng khổ ải, chúng tôi là thế hệ không thấy được tuổi hai mươi thơ mộng và đầy hy vọng như trong văn chương thường mô tả.  Bây giờ ngồi đây đọc lại kỷ niệm của chị, bỗng ngậm ngùi.  Tôi nghĩ chị là người tôi đã gặp cách đây hai năm trong một buổi họp mặt của trường, chị phỏng vấn thầy giáo của chúng tôi từ VN sang.
Post lại bài chị viết để bạn bè tôi nhìn lại một thời thế hệ đàn anh đàn chị đã trải qua. 
 

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Sarong ở Bali

Ai đi Bali cũng nên chuẩn bị cho mình vài kiều quấn sarong, bởi vì khi sang bên ấy mua sarong rất đẹp và rất rẻ, bình thường ở chợ họ đòi tới 4, 5 đô nhưng thật ra mình có thể trả giá và mua chỉ có hai đô một cái sarong và khi mang về có thể dùng làm khăn quàng cổ, rẻ hơn nhiều so với giá ở Target. Như chiếc sarong tôi mua giống hệt như của cô bé trong Flirty halter dress video sau, chỉ có 2 đô rưỡi.  Trong khi lúc đầu mua một cái xấu hơn phải trả tới 3 đô vì chưa biết trả giá.

DWDShoes Wrap Dress Tutorial- Beach, Vacation, and Pool Parties! 

How to tie a cotton sarong or pareo.

 

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Tôi là ai? Việt hay Mỹ?

Kim Thu

Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Phim trường Đại Trường Kim

Vài tấm hình ở phim trường của bộ phim Đại Trường Kim
Tấm hình cao nhất phía phải là của nữ tài tử đóng vai chính Đại Trường Kim (xem toàn bộ ở Youtube), đừng hỏi tôi tên của nữ tài từ vì tôi không biết :-)

Lá thư học trò

Vừa đọc lá thư sau của cậu học trò trường quốc tế ở Hànội, đăng ở báo Dân Trí, lá thư cảm động của cậu học trò, không hiểu sao báo Dân Trí lại ghi là "Bài văn lạ", làm như chỉ khi thấy hoàn cảnh thực của một cậu học trò trường được cho là dành cho học sinh giàu có thì họ cho là "lạ", còn bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn của những học sinh ở những ngôi trường khác là không lạ, là bình thường? Hay vì không thể gọi là lá thư cảm động thì phải gọi là "lạ"? Dẫu sao thì cũng là một trong những hoàn cảnh khó khăn, nhưng có lẽ không phải là cá biệt, chỉ lạ là vì cậu học trò khá mà gia đình đã phải hy sinh cho cậu, và cậu đã nhìn thấy sự hy sinh đó và đang cố sức mình phấn đấu để giúp gia đình bằng sự học và những gì có thể làm được để giảm sự khó khăn của cha mẹ cậu, đó là điểm son.  Và hy vọng nhà báo chú ý hơn đến vạn cảnh khó khăn của bao học sinh khác và phải làm gì hơn để xã hội phải thay đổi chứ không chỉ lâu lâu giúp được một người và bỏ quên bao nhiêu cảnh đời khác.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Thơ và châm biếm

Lúc nãy ngồi thơ thẩn đọc mấy câu thơ, thấy hay hay post lên thay đổi không khí gõ tào lao.  Post xong đọc bài này, chuyện thiên hạ trong nước rôm rả mấy hôm nay vì "Luật nhà thơ" sắp ban hành, thấy ngộ nghĩnh, nên post lại luôn. Đầu tuần đọc bài báo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nói về cuốn sách của tuổi trẻ VN châm biếm xã hội "Sát thủ đầu mưng mủ", tò mò tôi cũng download đọc (download ở đâu thì tôi quên mất rồi), chả hiểu sao nhà nước thu hồi, người khác thì khen tính khôi hài châm biếm, riêng tôi chả thấy có gì đặc biệt cho lắm, có vẻ như biểu hiện của ngôn ngữ đã trở nên nghèo nàn thua cả những câu ca dao câu vè thời xưa khi người xưa dùng để châm biếm những tiêu cực của xã hội, và có lẽ ở xứ người với sự tự do châm biếm quen rồi, cho nên ban đầu tôi nghĩ như thế, nhưng nghĩ cho cùng là dù sao thế hệ trẻ sau này đã có cái nhìn khác về xã hội họ đang sống khi càng ngày thông tin trên mạng càng mở rộng, họ đã từ từ thấy được tính khôi hài, có khi còn dã man của xã hội mà họ được nhồi nhét là dân chủ lắm lắm, và họ xử dụng một thứ ngôn ngữ ngắn gọn kiểu thời @ để thể hiện tính khôi hài châm biếm, phải chăng? Nhưng tôi chẳng hiểu sao lại phải cấm khi mà xã hội đầy dẫy những văn bản, những câu nói mà đọc xong chả hiểu họ nói gì.  Tuy nhiên có lẽ cuốn sách chỉ nên dành cho trẻ em ở trên một độ tuổi nào đó, để cho các em đủ thời gian học hỏi những ca dao vần điệu của người xưa trước khi thẩm thấu lối nói ngắn gọn thời @ này.

Ẩn giữa câu kinh

một kiếp một đời sầu
ơn đất trời vô lượng
áo em bay về đâu
giữa mù mù sắc tướng ?

câu kinh Tình chưa tụng
đã động tới Ngàn Sau....

2-2011
hoàng lộc

Tượng

Ngày ông Tổng Thống đầu tiên, Ngô đình Diệm của Nam Việt Nam mất thì hình như hổi đó tôi mới biết đọc, biết có chuyện gì lớn lắm đã xẩy ra trong xã hội, mà sau này người ta gọi là chính biến.  Xem bức hình trên tờ báo nào đó hồi ấy, chỉ mơ hồ biết là có chuyện quan trọng đã xẩy ra và hai anh em ông Tổng Thống đã mất, rồi sau đó thì nhận ra hình như sau khi ông chết thì chiến tranh bùng nổ và khủng bố xảy ra khắp nơi trên đất nước, con nít như chúng tôi thời đó hết có những cuốn sách học có hình màu đẹp đẽ, hết những ngày thanh bình đi học sáng sáng còn được phát bánh mì ăn.  

Chuyện người đọc sách

Akarin

Chúng ta thường xuyên bắt gặp những bài báo chê bai văn hóa đọc của người Việt Nam trên báo. Hầu như bài nào cũng nói kiểu “thực trạng và giải pháp”. Tôi thì thích hỏi một câu đơn giản và thẳng thắn hơn: CHÚNG TA CÓ ĐỌC SÁCH KHÔNG?
Dĩ nhiên là chúng ta ai cũng từng phải đọc những thứ được-tạm-gọi-là sách giáo khoa mà đến nay người ta vẫn có thói quen thay đổi như mốt ăn mặc hàng năm. Một số trong chúng ta còn đọc truyện chưởng Kim Dung, tiểu thuyết ba xu Tây Tàu đủ loại – người ta còn sáng tạo ra cả thuật ngữ “văn học mạng” để phục vụ sở thích đọc của mình cơ mà.
Thế thì CHÚNG TA CÓ ĐỌC SÁCH KHÔNG? KHÔNG. Rất tiếc là KHÔNG.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Hà Nội phố


Hà Nội phố - thơ Phan Vũ - Phạm Thanh Tùng diễn đọc 

Nhiều người Hà Nội cũng như cả nước rất yêu thích bài hát “Em ơi Hà Nội phố” của Phú Quang, nhưng không nhiều người biết Nhà thơ Phan Vũ lời của bài hát đó. Năm 2010 Nhà thơ Phan Vũ ra Hà Nội ông có đọc lại bài thơ này. Ông đánh giá cao nhạc sĩ Phú Quang khi phổ bài thơ để mọi người biết về ông. Kỷ niệm một năm sau ngày ông trở lại Hà Nội xin có vài dòng viết về ông.
Ông sinh năm 1926 tại Hải Phòng, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Ông không chỉ là nhà thơ, họa sĩ, mà ông còn là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng như “Dòng sông âm vang”, “Lửa cháy lên rồi”, “Thanh gươm và bà mẹ”. Ngoài ra ông cũng là đạo diễn các phim được đánh giá cao như “Người không mang họ”

Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ: C.N.G.

Tôi không biết phương cách sau đây hiệu quả ra sao, nhưng thấy lưu truyền trong email khá lâu, hôm nay lại thấy nữa, nên thôi post vào đây, ai gặp trường hợp này thì cứ thử, nếu giúp được cho cha mẹ anh em thì cũng tốt thôi, miễn là cất giữ một  kim sạch và lọ alcohol trong tủ thuốc nhà mình là đủ?.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog