Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Thăm Thú Berlin

Theo blog Hiệu Mimh

Gordon Thuy

Berlin. Ảnh: Internet
Berlin. Ảnh: Internet
Chúng tôi học chung với nhau cùng một mái trường toàn nữ sinh suốt 7 năm, từ lớp 6 đến lớp 12. Thời ấy không tách trường cấp 2 và cấp 3 như bây giờ.  Lên đến cấp 3, ngày xưa gọi là trung học đệ nhị cấp, thì chọn ban chuyên môn như ban A (Sinh vật), ban B (Toán-Lý-Hóa), hay ban C (Văn chương – Sinh ngữ – Triết), tuy khác lớp nhưng vẫn ở cùng hành lang với nhau.
Cả bọn ra trường đầu thập niên 1970, rồi tứ tán mỗi kẻ một nơi. Một vài bạn đi du học, số khác theo học các đại học Sài gòn hoặc theo chồng bỏ cuộc chơi.
Năm 1975 lại tan đàn xẻ nghé lần nữa, một số di tản với gia đình trước ngày 30 tháng tư, một số vượt biên sau đó, phần đông may mắn đến được bến bờ mới, có một người gặp số phần hẩm hiu vùi thân dưới lòng biển sâu. Số còn lại lăn mình vào cuộc đổi đời, tìm một chỗ đứng cho mình. Từng bóng hình cũ của tuổi học trò nhạt nhòa dần trong trí nhớ. Từng khuôn mặt mới xuất hiện dìu dắt, chia xẻ, gắn bó trong cuộc đời trưởng thành.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Ảnh đẹp

Ai thich xem hình phong cảnh các nơi trên thế giới và có facebook, vào đây xem hình rất đẹp của Vidám Olasz

Album 180 Toscana: http://www.facebook.com/media/set/…
Album 231 Venezia http://www.facebook.com/media/set/…
Album 207 Roma http://www.facebook.com/media/set/…
Album 190 Firenze http://www.facebook.com/media/set/…
Album 224: Budapest http://www.facebook.com/media/set/…...

Xem toàn bộ  https://www.facebook.com/olasz.nyelv/posts/896724133758867

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Tác giả bài thơ gây bão mạng xã hội 'không bị kỷ luật'

HÀ TĨNH (NV) - Một số tờ báo tại Việt Nam loan tin cô giáo tác giả bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” gây rúng động trên mạng xã hội không bị “bất kỳ hình thức kỷ luật nào.”
Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam trên Facebook của cô, nay đã bị gỡ xuống. (Hình: Facebook Trần Thị Lam)
Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam xuất hiện trên trang Facebook của cô từ ngày Thứ Hai, 25 Tháng Tư, và khoảng một ngày sau thì có hơn 2,000 lượt người chia sẻ. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm trên mạng google ngày 29 Tháng Tư, với tên bài thơ vừa kể thì người ta thấy đã có tới 440,000 kết quả. Còn nếu tìm kiếm nhóm từ “cô giáo Trần Thị Lam” thấy có tới 1.5 triệu kết quả. Điều này chứng tỏ tâm sự của cô giáo Lam qua bài thơ đã và còn đang tác động mạnh mẽ vào lòng người.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Ngọn gió Đông Phương vừa thổi lại Phương Đông (Tiếc thương và kính tiễn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích)

Trần Trung Đạo


Ba giờ sáng ngày 3 tháng 3, 2016 tôi nhận được tin nhắn của một người thân “Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích mất trên máy bay”. Dù chưa kiểm chứng và còn quá sớm để gọi những người quen nhưng tôi nghĩ đó là tin đúng. Tôi biết giáo sư cùng nhiều vị khác đang trên đường tham dự Họp Mặt Dân Chủ 2016 tổ chức ở Manila. Năm ngoái cũng tổ chức ở Manila, lý do để có một không gian và các thành phần tham dự thích hợp, nhất là từ phía Philippines, khi thảo luận về tranh chấp Biển Đông.
Sáng nay đọc tin chi tiết trên báo Người Việt trích dẫn lời của Tiến sĩ Đào Thị Hợi, phu nhân của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết lúc 9 giờ tối 2 tháng 3, 2016 (giờ miền Đông Hoa Kỳ) ông “vào phòng vệ sinh trên máy bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn mệt và mất ngay tại ghế ngồi.”
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông học tiểu học ở Vĩnh Yên, trung học ở Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Năm 1955, ông được học bổng Fulbright tại đại học Princeton và tốt nghiệp Cử Nhân Chính Trị Học năm 1958. Sau đó ông đã theo học các chương trình cao hơn tại nhiều trường đại học nổi tiếng của Mỹ như Columbia University và Georgetown University. Ông sang Đại Học Kyoto, một trong bảy trường đại học quốc gia của Nhật Bản, từ 1962 đến 1963 để sưu tập tài liệu làm luận án Tiến sĩ về Giáo Dục.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog