Nguyễn Hưng Quốc
Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản. Tưởng không ai có thể nói điều gì khác hơn được. Nhưng vấn đề sẽ trở thành vô cùng phức tạp nếu chúng ta hỏi tiếp: Người đọc là ai?
Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản. Tưởng không ai có thể nói điều gì khác hơn được. Nhưng vấn đề sẽ trở thành vô cùng phức tạp nếu chúng ta hỏi tiếp: Người đọc là ai?
Phức tạp vì thật ra không
có cái gọi là người đọc chung chung và muôn thuở. Khái niệm "người
đọc" chỉ là một cái gì rất mới, một sản phẩm của xã hội hiện đại, hơn nữa,
ngay trong xã hội hiện đại, khái niệm "người đọc" cũng chỉ là một
khái niệm hàm hồ, và vì tính chất hàm hồ ấy, nhiều người đã lợi dụng nó cho
những trò chơi đầy gian lận.
Xin đừng quên là ở Việt
Nam, trước thế kỷ 20, do sự kiểm soát của vua chúa quá nghiêm ngặt, do điều
kiện kỹ thuật lạc hậu, do nền kinh tế nghèo nàn và cũng do nhiều yếu tố tâm lý
và văn hoá khác, số lượng tác phẩm được khắc in rất hiếm. Có, nhưng hiếm. Cũng
có cả trường hợp người ta mang tận sang Trung Quốc để thuê in nhưng trường hợp
ấy lại càng hiếm. Hình thức tồn tại phổ biến nhất của các tác phẩm văn học, dù
bằng chữ Nôm hay chữ Hán, là dưới dạng viết tay. Tất cả tác phẩm của những cây
bút được xem là đại thụ của văn học Việt Nam thời trung đại, từ Nguyễn Trãi đến
Nguyễn Du, từ Đoàn Thị Điểm đến Hồ Xuân Hương, đều được viết tay. Những bản
khắc in mà chúng ta sưu tầm được hiện nay thường xuất hiện rất muộn sau khi tác
giả đã mất. Muộn có khi đến cả mấy thế kỷ.