Thế giới là một cuốn sách và những ai không đi du lịch chỉ đọc mỗi một trang - The World is a book and those who do not travel read only one page (Augustine of Hippo)
Sáng ra nghe bạn bè kể chuyện liên quan đến vợ. Tình cờ đọc người ta giới thiệu cuốn sách Tiếu Lâm An Nam của ông Phạm Duy Tốn bố ông Phạm Duy. Đọc vài truyện mới thấy chuyện tiếu lâm của các cụ ngày xưa còn đáo để hơn thời nay gấp bội ấy chứ. Truyện cười thời này về mấy vụ software thì đã thấm thía gì với các cụ thời xưa, thế mới biết đàn ông thời này...(trở nên) hiền lắm đấy ạ.:-)
Nhưng nói gì thì nói, tiếu lâm thời nào cũng thể hiện được tính chất (văn hoá) con người của xã hội ấy, phải chăng?
Nhận được cái slideshow rất đẹp và có ý nghĩa, muốn gửi đi cho các bạn cùng lớp, chỉ còn nhấn cái nút send là xong thì tôi lại bấm nút sign out. Chẳng phải lẩm cẩm gì, mà là có "second thought", có khi các bạn cũng nhận cả rồi, và nếu gửi cho bạn ở VN thì họ có mắng mình không vì không có tiếng Việt, chẳng phải là nghĩ các bạn không đọc được, và rồi có thiếu ai trong cái list email không vì tôi cũng không biết ai trong cái email đó, không thấy những người bạn có tên ấy lên tiếng bao giờ, có khi bạn ấy nhận thư tôi lại thắc mắc "đưá nào nó chơi xỏ mình thế này" cũng nên, thế nên tôi bấm sign out để lá thư về ... trời luôn. Tuy nhiên tôi post lại vài điểm trong cái email ấy và cái clip tôi tìm ra đại khái cũng như cái email tôi định gửi, dĩ nhiên cái emai của tôi đẹp hơn hay hơn, chỉ là không biết gửi cho ai mà thôi. Bởi gửi mà thư đi vào hư vô thì lắm lúc cũng...buồn lắm chứ, phải không?
Tips for a better life -2009 submitted by Lindy
1. Take a 10-30 minute walk every day. And while you walk, smile. It is the ultimate anti-depressant.
2. Sit in silence for at least 10 minutes each day. Buy a lock if you have to.
3. When you wake up in the morning, complete the following statement, "My purpose is to __________ today."
4. Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food that is manufactured in plants.
5. Drink green tea and plenty of water. Eat blueberries, wild Alaskan salmon, broccoli, and almonds.
6. Try to make at least three people smile each day.
7. Don't waste your precious energy on gossip, energy vampires, issues of the past, negative thoughts or things you cannot control. Instead invest your energy in the positive present moment.
8. Eat breakfast like a king, lunch like a prince and dinner like a college kid with a maxed out charge card.
9 Life isn't fair, but it's still good.
10. Life is too short to waste time hating anyone.
11. Don't take yourself so seriously. No one else does.
12. You don't have to win every argument. Agree to disagree.
13. Make peace with your past, so it won't spoil the present.
paroles: Françoise Hardy musique: Françoise Hardy, Roger Samyn
Tous les garçons et les filles de mon âge Se promènent dans la rue deux par deux Tous les garçons et les filles de mon âge Savent bien ce que c'est qu'être heureux Et les yeux dans les yeux Et la main dans la main Ils s'en vont amoureux Sans peur du lendemain Oui mais moi, je vais seule Par les rues, l'âme en peine Oui mais moi, je vais seule Car personne ne m'aime.
Mes jours comme mes nuits Sont en tous points pareils Sans joie et pleins d'ennui Personne ne murmure «je t'aime» à mon oreille
Tous les garçons et les filles de mon âge Font ensemble des projets d'avenir Tous les garçons et les filles de mon âge Savent très bien ce qu'aimer veut dire Et les yeux dans les yeux Et la main dans la main Ils s'en vont amoureux Sans peur du lendemain Oui mais moi, je vais seule Par les rues, l'âme en peine Oui mais moi, je vais seule Car personne ne m'aime.
Mes jours comme mes nuits Sont en tous points pareils Sans joie et pleins d'ennui Oh! quand donc pour moi brillera le soleil?
Comme les garçons et les filles de mon âge Connaîtrai-je bientôt ce qu'est l'amour? Comme les garçons et les filles de mon âge Je me demande quand viendra le jour Où les yeux dans ses yeux Et la main dans sa main J'aurai le coeur heureux Sans peur du lendemain Le jour où je n'aurai Plus du tout l'âme en peine Le jour où moi aussi J'aurai quelqu'un qui m'aime
Tấm thiệp này để tặng những người không có thể tặng cho ai một tấm thiệp trong ngày lễ Tình Nhân. Nhớ nhé ngày này là của Tình Nhân chứ không phải của các "mình ơi" trong nhà đâu đấy, đừng có mà ... ham!!! (xin bấm vào hình để đọc thơ)
Hôm nay ăn xong bát cơm vẫn đói bụng nên lôi bát phở ra ăn tiếp. Ăn xong lại đọc được cái email của PCT, nên post lên đây cho các bạn cùng "chia xẻ" :-)
Trong một số báo gần đây, gã đã phân tích lời các cụ ta ngày xưa đã bảo :
- Ông ăn chả, bà ăn nem..
Ðại khái có nghĩa là : - Nếu ông có bồ nhí, thì bà cũng phải có kép nhỏ.
Nói như vậy, thì hơi bị oan cho quí bà quí cô một tí, bởi vì người phụ nữ thường sống bằng cả trái tim của mình và tình yêu đối với họ bao giờ cũng chiếm địa vị số một. Do đó, họ thường chung thủy và ít khi đi hoang trong tình yêu.
Còn đờn ông con giai thì khác. Tục ngữ cũng đã bảo :
Ðờn ông những tám lá gan. Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.
Vì thế, chuyện ăn nem của các ông chồng xem chừng có vẻ chẳng đặng đừng, ai mà muốn thế, chẳng qua là bị ép uổng Giời bắt thế. Thực vậy, khung cửa đầu tiên để cho tình yêu đi vào người đờn ông thường là con mắt. Người đờn ông dễ bị hớp hồn bởi vẻ đẹp bên ngoài. Chẳng thế mà "ranh ngôn thời nay" đã bảo : - Lập gia đình giống như đi ăn nhà hàng với bạn bè. Bạn gọi món bạn muốn, nhưng khi nhìn thấy những gì người khác gọi, bạn lại ước chi mình đã gọi giống như vậy.
Câu ranh ngôn này thực đúng với kinh nghiệm, với qui luật của muôn đời:
- Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.
Trong những năm gần đây, báo chí tại Việt Nam không còn dùng cái phạm trù "chả và nem" nữa, bởi vì nó đã xưa rồi Diễm ơi, nhưng lại thích dùng cái phạm trù "cơm và phở". Cơm ám chỉ bà xã, còn phở ám chỉ bồ nhí.
Gã xin ghi lại nơi đây những lời phát biểu thật hăng tiết vịt trong cuộc đấu láo vung vít tại một câu lạc bộ "bồ nhí". Mấy ông to gan lại bạo phổi, muốn thiết lập phòng nhì, đã vuốt chòm râu dê của mình mà xuất khẩu thành thơ. Ông thì ngâm nga :
Vợ là địch, Bồ bịch mới là ta. Khi chiến sự xảy ra, Ta buộc về với địch, Nằm trong lòng địch, Rục rịch ta nhớ ta.
Có ông lại cười khà khà mà ví ví von von :
Sáng đèo cơm đi ăn phở. Trưa hăm hở rước phở đi ăn cơm. Chiều cơm về nhà cơm, phở về nhà phở. Tối nằm với cơm, nghe thơm thơm mùi phở.
Nói thế thì nói, nhưng vẫn phải luôn luôn đề cao cảnh giác:
Vợ là…"cơm nguội" của ta, Nhưng là…"phở tái" của cha láng giềng!!!
Hôm nay, gã xin dựa vào một tài liệu bất ngờ chộp được ở đâu đó để phân tích về những cái lợi và những cái hại của cơm và của phở.
1/ Nhận định thứ nhất, đó là cơm thường được ăn khi đói, còn phở thường được ăn khi…thích.
Thực vậy, thiên hạ thường bảo:
- Con người ăn để mà sống, chứ không sống để mà ăn.
Như một chiếc máy, muốn chạy tốt thì cần phải nạp đủ nhiên liệu, con người cũng vậy, chính khi ta ăn là lúc ta nạp nhiên liệu vào cho cơ thể, nhờ đó cơ thể mới có thể lao động. Như thế, ăn trở thành một sinh hoạt chính yếu nơi con người. Ta phải vất vả, bới đất nhặt cỏ, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới tìm được chén cơm manh áo cho bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng: sống để mà ăn, thì chuyện đời lại mang một ý nghĩa khác. Lúc bấy giờ, người ta sẽ ăn cho khoái khẩu. Thánh Phaolô cũng đã than rằng: - Họ lấy cái bụng của mình làm chúa.
Bình thường, nếu đói thì phải ăn, bẵng không, tay chân sẽ bủn rủn, thậm chí con ruồi đậu vào mép cũng chẳng buồn xua. Lúc ấy, bỗng cảm thấy mình là "người Việt mắt hoa" chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, hay lại cảm thấy như có cả một sư đoàn kiến đang lổm ngổm bò trong bụng.
Ðối với người Việt Nam, thực phẩm được nhồi nhét vào cái bao tử rỗng tuếch lúc bấy giờ thường là cơm. Chín hột gạo mới được một hột cơm:
- Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
(híc, Chính xác. Lỡ dại nếm có 1 miếng dẻo thơm, bây giờ cay đắng khôn nguôi)
Tóm lại, cơm thường được ăn khi đói, còn phở thường được ăn khi…thích. Cũng vậy, khi hứng tình nổi lên, nhất là trong túi lại rủng rỉnh có một nắm tiền, anh chồng chán cơm bèn đi tìm…phở ở khách sạn, quán bia ôm hay cà phê đèn mờ để xơi cho đã thèm.
2/ Nhận định thứ hai, cơm - đơn giản, phở - đa dạng.
Thực vậy, chỉ việc vo gạo và cho vào nồi, rồi đổ nước và đun lên, thế là xong ngay một nồi cơm. Ðơn giản chỉ có vậy. Hơn thế nữa, ngày nào ta cũng xơi cơm, ít là hai lần, thành thử cơm trở thành một thứ thực phẩm quá quen thuộc. Thậm chí, đôi lúc vì quá quen thuộc mà hóa ra nhàm chán.
Trong lúc nhàm chán, "ngấy đến tận cần cổ", thấy cơm mà nuốt chẳng vô, đi qua một tiệm phở, chỉ cần ngửi thấy cái hương vị thơm tho bốc lên từ thùng nước lèo, là nước miếng đã đầy tràn cả miệng. Phở thật tuyệt vời và đa dạng.
Trước hết, phở đa dạng về chủng loại. Ở miền Nam gã thấy có phở gà, phở bò. Riêng về phở bò, thì có phở tái và phở chín. Nhưng ở miền Bắc, có lần đi chơi vịnh Hạ Long, bất ngờ ghé vô một quán bên đường để ăn sáng, gã còn thấy có cả phở vịt và phở ngan nữa. Có lẽ vì sợ bị lây nhiễm bệnh cúm gà, mà thiên hạ đã chế biến thành những thứ phở "tương cận" chăng ?
Trước năm 1975, tại Saigon có những tiệm phở thật nổi tiếng, đã từng…chui vào văn học sử, vì được ngòi bút của mấy ông văn thi sĩ đá động tới. Thậm chí báo Văn Học còn phát hành cả một số đặc biệt, để chỉ nói về phở mà thôi.
Ðiểm qua những tiệm nổi tiếng, gã thấy người ta ca tụng phở gà ở đường Hiền Vương, phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ, phở Quyền và phở 94 hình như ở đường Võ Tánh, Phú Nhuận…Tại những tiệm nổi tiếng này, người ta phải xếp hàng và chờ đợi tới phiên của mình, mới có được một tô phở nóng.
Tiếp đến, phở còn đa dạng về khẩu vị. Bước vào một tiệm phở, ta có thể gọi tái hay chín. Mà tái thì còn có thể là tái nạm gầu gân, rồi cộng thêm với nước béo.
Trước một tô phở nóng hổi như đang bốc khói, tùy sở thích ta có thể nêm tương đậu và tương ớt, vắt thêm một vài miếng chanh, rồi lại còn ngắt mấy cọng rau thơm mà bỏ vô. Ực. Quả thực là đậm đà khó quên. Chẳng thế mà phở đã trở thành một món ăn đặc sắc của người Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngòai nước. Ngay cả ông Clinton, tổng thống nước Mỹ, khi sang thăm Việt Nam, đã đi bát phố và cũng đã xơi tái một tô phở còn gì.
Hơn thế nữa phở lúc nào cũng Hot- nóng hổi. Hồi đó tới giờ, chỉ nghe nói có cơm nguội, chứ chưa nghe phở nguội bao giờ.
Chính vì những lý do trên, phở thường thơm tho và hấp dẫn hơn cơm, ấy là gã chưa nói tới những trường hợp gặp sự cố, nồi cơm bị trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét…thật là chán mớ đời.
Cũng thế, bà xã suốt ngày ở với ta, sáng tối đụng đầu nhau theo kiểu:
Ði ra chỉ mình với ta, Ði vào thì cũng chỉ ta mới mình.
Miết rồi hóa nhàm hóa chán. Ấy là gã chưa nói tới trường hợp có những bà vợ, một khi đã "đưa chàng về dinh" thì không còn lo lắng tới ngoại hình của mình nữa. Trước kia chải chuốt bao nhiêu, thì bây giờ lại lôi thôi lếch thếch bấy nhiêu. Mặt mũi thì lem luốc chẳng còn hình tượng người ta. Áo quần thì xốc xếch ống cao ống thấp.
Suốt ngày ta tắm ao ta, Tắm hòai tắm mãi hóa ra đen sì. Hỏi ra mới biết là vì Ba năm nước vẫn kiên trì không thay.
Trong khi đó, bồ nhí thì lại đa dạng về cách thức ăn mặc và chiều chuộng, thành thử "cuốn hút" hơn, khiến ông chồng cứ chết mê chết mệt, chứ chẳng phải bùa mê thuốc lú nào cả.
3/ Nhận định thứ ba, cơm ăn ở nhà, phở la cà ngòai quán,
Quán thường thì vui hơn ở nhà. Bầu không khí ở nhà thường tẻ nhạt, nhất là khi bà vợ mắc phải chứng bệnh…than. Ông chồng suốt ngày vất vả làm việc để kiếm tí tiền còm, như cánh chim tha mồi về tổ. Về tới tổ, chỉ muốn được nghỉ ngơi, được chiều chuộng cho bõ công lao động vất vã. Vừa thò đầu vào nhà là đã ướt đẫm những điệp khúc mùa mưa. Nào là thời buổi gạo châu củi quế, vật giá leo thang. Nào là con cái ngang bướng ngỗ nghịch. Nào là bệnh tật đau yếu…Thôi thì trăm thứ bà giằng.
Tẻ nhạt đã đành, mà nhiều khi còn trở nên căng thẳng và ngột ngạt. Chẳng hạn như khi bất đồng ý kiến với nhau về chuyện mua sắm hay về chuyện dạy bảo con cái. Như khi bà xã bị bể hụi, vay mượn tùm lum nên nợ nần cứ giáng xuống trên đôi vai gầy guộc. Ở quán người ta được tự do ăn to nói lớn, tự do cười đùa thỏa thích, nhất là khi gặp được mấy tên bạn chí cốt nữa, tha hồ mà "xả sú bắp", cộng thêm vào đó mấy cô chiêu đãi viên cứ lượn qua lượn lại trong bộ áo quần quá hòan cảnh thì cứ như là lạc chốn thiên thai.
Từ gắp mồi để bỏ vào miệng ta, nâng hộ cốc để đổ bia vào mồm ta, cho vay bờ vai tựa đầu, cho mượn đùi nguyên cặp để gếch chân, rồi lại còn khăn nóng khăn lạnh… các cô cứ sẳn sàng chìu chuộng tất tã. Thảo nào mấy ông cứ vắt óc ra một ngàn lẻ một lý do để dối gạt các bà, nào hội nào họp, nào chiêu đãi, nào tiếp khách đón sếp…tha hồ mà ghé quán.
Cho tới lúc này thì phở đang chiếm phần ưu thế, dầu vậy cuộc đời bao giờ cũng có những chữ "nhưng" chết tiệt của nó. Chính vì những chữ Nhưng "chết tiệt" này mà cơm dần dần lấy lại được vị trí canh tranh số một của mình.
4/ Nhận định thứ tư, cơm thường được bảo quản kỹ và không phụ gia bảo quản nên nguy cơ gây ngộ độc thấp, còn phở thường không được bảo quản kỹ và đầy các chất phụ gia nên nguy cơ bị ngộ độc cao.
Thực vậy, cơm được nấu chín và để trên bếp, tới khi ăn mới bắc xuống, nên bữa ăn trong gia đình bao giờ cơm cũng nóng và canh cũng sốt, cho nên rất an toàn và bảo đảm cho sức khỏe. Trong khi đó phở thì....
Cách đây không lâu, báo chí tại Việt Nam đã phanh phui hầu hết những cơ sở làm bánh phở, tại Hà Nội và Saigon, vì muốn cho bánh phở được dẻo, dai và dòn, người ta đã dùng hàn the và thậm chí còn dùng cả "phoọc môn" ướp xác chít, mà cho vào bột gạo. Í ẹ. Tất cả đều là những chất độc hại cho cơ thể.
Thêm vào đó, thịt dư từ ngày hôm qua, bây giờ được tái phối trí bằng cách nấu lại cho thực khách xơi. Hay thịt được thái ra, để khơi khơi giữa trời và đất, mặc cho bụi bậm từ xe cộ và những người qua lại trên đường cuốn theo chiều gió mà bám vào.
Rồi ngay trong tiệm phở, ngổn ngang trên sàn những giấy lau bát, chùi miệng, những cọng rau không còn lá và cả những đờm rãi người ta khạc nhổ mà tương xuống. Ặc Ặc.
Có lần gã quan sát thấy vì đông khách, nên ông đầu bếp mồ hôi mồ kê nhễ nhại vô tư rót vào thùng nước lèo cùng đống thịt thái sẵn.
Sống trong gia đình với bà xã, ta không sợ bị lây nhiễm bệnh tật, mà hơn thế nữa, còn được o bế về sức khỏe một cách tận tình và chu đáo:
Dù không sinh đẻ ra ta, Nhưng công nuôi dưỡng thật là lớn lao. Khi ta đau ốm xanh xao, Vợ lo chăm sóc hồng hào khỏe ngay.
Chẳng thế mà để chống lại với những chứng bệnh do tệ đoan xã hội gây nên, người ta đang hô hào trở về nếp sống chung thủy, một vợ một chồng. Chứ còn lang bang hết cô này tới cô kia, không sớm thì muộn cũng sẽ rơi vào tình trạng liệt kháng nặng nề và trầm trọng.
Ngày xưa người ta thường nói đến những chứng bệnh nguy hiểm như phong tình, hoa liễu, giang mai…Vi trùng "gồ nô" được phe chị em ta trao ban cho ta, để ta lại đem về tặng cho bà xã ta, gây nên hệ lụy đớn đau cho con cháu mai hậu.
Tuy nhiên, những chứng bệnh đã từng vang bóng một thời, đã từng làm mưa làm gió ấy, dường như đã chìm vào dĩ vãng, bởi vì hiện nay người ta đang ngán ngẩm trước cơn bệnh thế kỷ, cơn bệnh Sida vốn chưa có thuốc chữa.
5/ Nhận định thứ năm, ăn cơm ăn bao nhiêu cũng được và lại đỡ tốn tiền. Còn khi ăn phở, ta chỉ được ăn theo một chế độ nào đó và luôn phải…xùy tiền ra.
Ðúng thế, cuối tháng lĩnh lương, ta chỉ việc hân hoan đem về giao nộp cho bà xã, còn mọi sự lỉnh kỉnh khác như tính toán cộng trừ nhân chia…bà xã sẽ phải lo tất tật.
Lúc bấy giờ ta có thể vểnh chòm râu cá chốt lên mà phán:
Thế sự thăng trầm quân mặc vấn. (Chuyện đời lên xuống anh hỏi làm giề) Hay rít một điếu thuốc lào rồi "quắc mắt khinh đời cái bộ anh".
Ðến bữa, ta chỉ việc xơi, xơi bao nhiêu cũng được. Thậm chí xơi cho đến độ căng rốn cũng chẳng ai bảo sao. Có khi còn được khuyến mãi thêm vài chén.
Trong khi đó, lỡ đèo bòng bồ nhí ta phải lo toan mọi sự từ A tới Z, từ nơi ăn chốn ở, những nhu cầu chính yếu của kiếp người cho tới cả những phụ tùng lỉnh kỉnh của đờn bà con gái. Tất cả đều lệ thuộc vào cái vấn đề "đầu tiên". Nếu không có những thủ tục đầu tiên này, thì e rằng ta sẽ bị bồ nhí đá văng cái rụp. Và nếu ví ta yếu, thì đường ai người ấy đi, bởi vì tình nghĩa đôi ta chỉ có thế mà thôi. Nói cách khác, phở tốn tiền hơn cơm, nên ta chỉ có thể ăn phở khi ví ta đã căng phồng mà thôi.
Tóm lại, khi không có tiền ta vẫn có thể về nhà ăn cơm, chứ đừng dại dột vác cái bản mặt tới tiệm phở. Ăn phở thiếu? Làm gì có.
Phở làm cho ta tốn tiền hao bạc đã đành, mà nhiều lúc phở còn làm cho ta thân bại danh liệt. Không thiếu gì những ông tai to mặt lớn, chỉ vì nghe theo những lời đường mật của bồ nhí, hay chỉ vì không đủ khả năng cung phụng cho những nhu cầu của bồ nhí, nên đã can đảm ăn hối lộ, anh dũng biển thủ công quĩ, để rồi bây giờ âm thầm nằm trong nhà đá bóc lịch, "vắt chân lên trán" mà ngẫm nghĩ chuyện đời.
6/ Và sau cùng, nhận định thứ sáu đó là cơm thì ta phải ăn thường xuyên, còn phở thì không nhất thiết phải là như thế.
Như trên gã đã xác quyết: Cơm chính là thức ăn thường xuyên, mỗi ngày ta đều phải dùng tới hai ba lần ở nhà. Còn phở thì khác, xuân thu nhị kỳ ta mới đến tiệm. Thậm chí có người cả đời vẫn chưa biết mùi phở là như thế nào mà vẫn sống to sống khỏe.
Chứ nếu thử ăn phở dăm bữa liền, thế nào ta cũng cảm thấy xót ruột và nóng cả người, nóng âm ỉ từ trong lục phủ ngũ tạng, để rồi tìm về với cơm là món ăn truyền thống..
Chính vì thế, ta có thể kết luận một cách mạnh mẽ như sau : Dù phở hấp dẫn hơn cơm, nhưng chỉ có thể ăn cơm trừ phở, chứ chẳng thể nào sực phở thay cơm.
Sau những bước chân hoang, cặp kè với bồ nhí, thế nào cũng có lúc bản năng cơm thức giấc. Ấy là chưa nói tới tình huống ta bất đắc dĩ phải ở ngoài vòng phở phủ sóng vì hết tiền, vì ốm đau hay vì thân bại danh liệt…Không sớm thì muộn, những ông chồng bạc bẽo ấy cũng sẽ ca bản "Tung cánh chim tìm về tổ ấm...". Chả biết lúc bấy giờ bà xã có còn đủ khoan dung mà tha thứ cho hay không mà thôi.
Ý thức được những tình huống não nùng và bi đát do phở gây nên, không chi bằng bây giờ, hỡi những ông chồng "yêu vấu", ta hãy quyết tâm trở thành những ông xã….ngoan:
Chồng em không thích ăn quà, Ði đâu cũng thích về nhà ăn cơm. Con bò trọn kiếp nhai rơm, Chồng em trọn kiếp "nhai" cơm…ở nhà.
Tới đây gã xin mượn mấy dòng thơ… thẩn của một tác giả tên là Linh Cơ, như một kết luận :
Hạnh phúc thay đời ta có "cơm", Những người chồng tốt được danh thơm, Ðều nhờ "cơm" cả, yêu "cơm" lắm, Ði đâu xa rồi cũng nhớ "cơm".
Mấy ông hư chẳng thiết gì "cơm", Ăn bánh trả tiền", "phở" ngọt thơm, Ðã "quen mui thấy mùi ăn mãi", Ðầy bụng về nhà chán bỏ "cơm".
Mong ai cũng một dạ cùng "cơm", Ăn mãi ngon lành, mãi ngọt thơm, "Cơm" tẻ no, "phở" cho chả thiết, Ði đâu xa cũng nhớ về "cơm".
Hôm nay học lóm từ email của một nhà thơ nói về cách làm thơ 8 chữ. Chép lại để những nhà thơ của lớp cùng ôn lại bài vở cũ, chứ tôi thì một nửa câu thơ cũng không biết. Nhưng biết đâu học lại bài học sơ đẳng này mai mốt cũng tập làm thơ con... gì (thì chưa biết)
Thơ luật 8 câu - chỉ để ý chữ thứ hai của mỗi câu như sau : (nếu là niêm trắc thì chữ thứ hai của câu đầu là thanh trắc. Có bài chữ thứ hai câu đầu thanh bằng - thì cấu trúc ngược lại .)
TRẮC BẰNG BẰNG TRẮC TRẮC BẰNG BẰNG TRẮC
Câu đầu câu cuối là một cặp. Chúng đi có đôi có cặp - chữ thứ 2 mỗi cặp phải giống nhau.
Còn những chữ khác trong câu thì áp dụng luật : nhị tứ lục phân minh.
Câu chuyện sau vẫn là tiếp "Câu chuyện đầu năm" hôm họ, nghĩa là vẫn làm tôi... ngẩn ngơ vì cái tội của mình. Buổi chiều đọc mấy câu hỏi "Mai Giao Thừa" viết hoa có ý gì, làm tôi lại thắc mắc, ờ nhỉ mình viết cái gì vậy, lại phải mở cái thư ra xem lại thì hoá ra đầu câu thì viết hoa chữ Mai thì đúng rồi, còn Giao Thừa thì đúng là nghĩ tới giờ phút trang trọng như người ta nói New Year's Eve nên tôi viết hoa hai chữ Giao Thừa cho nó thêm phần... long trọng của giờ phút ấy, đem mang chúc cho bạn. Để rồi khi viết lại câu chuyện thì nó đã mất tính long trọng cho nên tôi lại hạ bệ nó xuống một ngày bình thường thành "Mai giao thừa" trong câu chuyện. Có lẽ vì thế ông bạn học lại một phen so sánh rồi lại thắc mắc (chắc cũng bị lây bệnh lẩm cẩm đâm ra thắc mắc đây), nên lại mang... tội tôi ra hạch nữa. Trời ạ, tôi chả còn biết giả nhời thế nào nữa, chỉ còn biết chạy đi tìm Mai của Quốc Dũng xem ông có diễn tả dùm tâm trạng của ai không chứ, nghe xong mà chả thấy có câu nào diễn tả dùm cho tôi lúc này kiểu "Mai, đã làm khổ tôi rồi". M. của 12a2-74 ở đâu, có hiểu nỗi khổ (thắc mắc) của người ta và nổi khổ (lẩm cẩm) của tôi không?
Bài hát này thay một ai đó (không rõ) tặng cho một Người đã là cái cớ cho mấy câu chuyện đầu năm này.
Mai! Anh đã quen em một ngày Anh đã yêu em một ngày Một tình yêu quá không may .. Mai! Anh nhớ môi em miệng cười, Anh nhớ môi em ngọt lời Dù lời yêu thương chưa nói ..
Mai! Anh đã yêu em thật rồi Anh đã yêu em thật nhiều Một tình yêu quá cô liêu .. Mai! Em đã cho anh hẹn hò Nhưng đã cho anh đợi chờ Để rồi không đến bao giờ ..
Chiều về nhạt nhòa trên khu phố mưa bay Lòng buồn thêm xót xa niềm cay Lời hẹn hò đầu tiên em đã quên đi, Con đường rộng vắng như biệt ly ..
Mai! Anh đã xa em thật rồi Anh sẽ xa em trọn đời Dù lòng thương nhớ không nguôi Mai! Anh biết em trong một ngày Anh đã yêu trong một ngày
Cho sầu đau đến bao ngày ..
Đời mình còn dài trong năm tháng chua cay Còn tìm đâu thấy những ngày vui Chuyện tình mình tựa như cơn gió trôi đi, Riêng lòng anh xót xa biệt ly .
Jo Marcel số 25 (1971)
-
Trung Tâm Phát Hành NhạcJO MARCELCrystal Palace lầu 1 số 204, 105 Võ Tánh
Sg ĐT 90,669Đúng 8 giờ sáng ngày thứ bảy 9-1-1971JO MARCEL hân hạnh giới
thiệu ta...
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Assad và gia đình?
-
[image: image]
Khi Bashar al-Assad bị lật đổ vào Chủ Nhật, sự kiện này đã lật sang một
trang mới không chỉ đối với nhiệm kỳ tổng thống 24 năm của ông mà ...
Hẹn nhau ngày Chủ nhật 8-12-2024
-
Như đã hẹn, anh em đã đến nhà con rể tôi ở đường Tân Hòa Đông, Phường Bình
Trị Đông, huyện Bình Tân vào trưa Chủ nhật 8 tháng 12 năm 2024. Trước tiên
có ...
Học toán ở Kỷ nguyên vươn mình
-
Kỷ nguyên mới có cần học toán không? Câu trả lời “đương nhiên là có”, nhưng
là một thứ toán được dạy và học khác đi. Hè rồi anh Vũ Hà Văn có đi qua Sài
Gòn...
nhận ra nhau
-
Tôi thấy chị ta ngay lần đầu chị ta bước vào, là vì đúng lúc ấy tôi ngước
lên, thường thì tôi lúc nào cũng cúi xuống, khi bàn tay, khi bàn chân bệnh
nhân...
إلياس القرزاد: قصة نجاح فتى مراكش في عالم الراب
-
في قلب المدينة الساحرة مراكش، وُلد الطفل الطموح إلياس القرزاد في الخامس
والعشرين من نوفمبر لعام 2006. بدأت رحلته الفنية وهو لا يزال في مقتبل العمر،
إلا أن ...
Aron Pinczuk
-
When Siavash Golkar, Dung Nguyen, and I were working on what would become
our paper 1309.2638, it occurred to us that polarized Raman scattering on
fractio...
Mùng 9 Tết
-
Hôm chủ nhật khu phố China town Chicago tổ chức Lunar New Year parade, Dan
rủ ba mẹ lên đi coi với con và bạn gái. Nghe con rủ tất nhiên đi liền!
Parade ...
Ngôi nhà mới của Khải Đơn
-
Bạn đọc thân mến, Nếu bạn nhận được thư này, hoặc đọc được blog này, xin
cảm ơn vì bạn đã là bạn đọc của Khải Đơn nhiều năm qua. Năm nay tôi sẽ
chuyển qua ...
Lặng thinh
-
Vâng
Ta sẽ lặng thinh
Để nỗi đau gặm nhấm
Và như thể
Những quằn quại vừa qua là chưa thấm
Đời lại cho ta thêm thử thách để vượt qua
Thôi thì đành cắn...
09- VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT. NGƯỜI THÁI
-
*Chương II*
*Sự hòa nhập giữa hai ngữ hệ Môn-Khmer và Tày-Thái đã xảy ra tự bao giờ và
như thế nào?*
Như vậy là qua ngôn ngữ, qua tiếng của người Vi...
Các Bài Viết trên FB của BBS
-
Kiều Giang 27
Hoàng Hải Thủy
CHƯƠNG XXVII
Khi tôi ngược được đầu lên, trời đã xế chiều. Nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi
thấy màu nắng chiều vàng vọt nhạt dầ...
Run, Children, Run! Chạy đi con!
-
Nhân ngày Quốc tế Thiếu Nhi, tôi muốn chia sẻ một lời khuyên cho trẻ em khi
chúng đối mặt với nguy hiểm, đó là hãy bỏ chạy thật nhanh, nhanh hết sức có
thể...
Ngày 15/08: Đức Mẹ hồn xác về trời
-
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng kính một trong bốn hồng ân trọng đại mà
Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria Mẹ của chúng ta: Màu Nhiệm Đức Mẹ Hồn Xác
Lên Tr...
Cô giáo của Cơm Cơm
-
Bình thường, cứ một tuần một buổi, trường Cơm thuê một chú nhạc công/nhạc
sĩ đem đủ các thứ nhạc cụ đến đàn hát cho các bạn nhỏ nghe, rồi thay nhau
chơi cá...
Trương Ngáo tức Người đi đòi nợ Phật
-
Originally posted on Sài gòn thập cẩm:
Có đời thuở nhà ai, Trương Ngáo -một anh khờ- mà lại đi đòi nợ với Phật.
Phật nợ gì ảnh? Và đòi thì Phật có khất nợ,...
hãy cho biết tên của bà lao công trong trường ta?
-
*Khi tôi đang còn học năm thứ hai trường nữ hộ sinh, một ngày nọ, vị giáo
sư già cho chúng tôi làm bài kiểm tra. Việc đầu tiên của tôi là lướt mắt
qua toàn...
Chuột Nhắt cám ơn ngôi trường Tiểu Học
-
Hôm nay, chị Chuột Nhắt nhà mình đã đến ngôi trường tiểu học thân thương để
cùng chào tạm biệt các thầy cô giáo, các bạn bè, và nhất là từng ngõ ngách,
lớp...
BI KỊCH "LÓT Ổ"
-
Bi kịch “lót ổ”
*Ở ta không hiếm chuyện cha mẹ “lót ổ” và con cái chấp nhận “được lót ổ” để
một người trẻ cứ thế thăng tiến mà không cần phải kinh qua thử...
Đi mấy ngày tới
-
Sáng mùng một Tết Tèo đố Tí:
- Đố bạn từ mặt đất đi tới trời mấy ngày?
- Làm sao biết được! Vậy bạn có biết không?
- Biết chứ, từ mặt đất tới...
Gỏi Cá Hawaii - Poke
-
I love eating raw fish and it's just natural for me to be a poke fanatic!
Poke is everywhere nowadays and there are so many take on it. Honestly I
lik...
Địa Danh Cũ Sàigòn. Hồi ký Bình Nguyên Lộc
-
Bình Nguyên Lộc
(Boulevard Charner (Đại lộ Nguyễn Huệ) nhìn thẳng Tòa Hôtel de ville hay
Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa gọi là T...
Bạch Mộc Lương Tử - 3.046m
-
Bạch Mộc Lương Tử, hay tên chính xác là Kỳ Quan San Đỉnh, cao 3.046m, nằm ở
thôn Kỳ Quan San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Đây là đình núi
cao t...
Fabulous 40th
-
40 tóc bạc, đường hẻm và dấu chân chim đầy trên mặt....Con cái sắp lên đại
học, mình già đi nhiều nhưng nhìn lại đó là thành tựu của mình....Không
giàu c...
Lọng cọng (31)
-
Thỉnh thoảng tôi lại muốn bắt đầu viết một cuốn sách về tình yêu sâu đậm
lâm li hỉ nộ ái ố khắc cốt ghi tâm khiến nhiều người rơi nước mắt. Nhưng
rồi lại t...
KHO TÀNG KIẾN THỨC VĂN HOÁ NƯỚC VIỆT
-
*Kho Tàng Kiến Thức Văn Hoá Nước Việt.*
*AN GIANG, NGÀN XANH BÁT NGÁT *
*NGHỀ ĐƯỜNG MÍA CỔ TRUYỀN Ở QUẢNG NGÃI *
*NẾU HUẾ ĐƯỢC KỂ CHO TÔI NGHE... *
*NHỮNG B...
[20150918]
-
Lâu rồi, từ khi nào không biết, những thông tin đã không được truyền đạt.
Những câu chuyện cứ truyền qua truyền lại, mà không được xác nhận. Mình
biết l...
Bến Tre
-
1. Tối 2 đứa đi chơi. Vòng vòng qua mấy con đường trong thị xã mà ngay cả
Tuấn cũng quen thuộc rồi. Đường xá lúc này có đẹp đẽ rộng rãi hơn xưa nhưng
vẫn c...
Dưới tán bằng lăng…
-
Nếu không gặp lại Lan, không lang thang dưới tán bằng lăng dài tít tắp trên
phố chiều nay thì chẳng cớ gì khiến mình nhớ da diết cây bằng lăng già nua,
xù ...
Sức Nặng Của Tình Yêu
-
tình yêu ... như bóng mây
tình yêu ... như mũi tên
tình yêu ... như tuyết trắng
tình yêu ... như nắng
nắng đưa em về
tình yêu ... như trái phá
con ti...
-
Chị ơi,
Em mở cửa một tuần cho chị tham khảo chuyên đi Hawaii của em nè. Bao giờ
xem xong chị alo để em khóa cửa lại nha. Cần thêm chi tiết chị cứ nhắn ...
Quick lunch with lentil (nấu ăn với đậu lăng)
-
Sau hơn một năm lười không đả động đến cái blog này thì mình nghĩ mình nên
viết lại. Vì rằng rất cảm động blog luôn có người lui tới, follow mặc dù bỏ
bê n...
TIÊN SƯ CÁI THẰNG RA LỆNH CHẶT CÂY XANH...
-
Có thể bạn chưa biết.
- Mỗi cây xanh trung bình tạo ra khoảng 120kg O2 mỗi năm. Điều này có
nghĩa, cứ mỗi 2 cây xanh tạo ra đủ lượng O2 cho một gia đìn...
Sách mới: Thác loạn ở Las Vegas
-
*Thác loạn ở Las Vegas *(Fear and loathing in Las Vegas) là một trong ba
cuốn sách mà tủ sách Cánh Cửa Mở Rộng cho ra mắt đợt này. Tôi sẽ giới thiệu
2 cuố...
Vĩnh biệt bà con, Cavenui xuống núi đây ạ!
-
Hôm nay 12/8 là sinh nhật theo giấy khai sinh của cái nick Cavenui trên
liên mạng toàn cầu, thị đã tròn 10 tuổi. 10 tuổi thì thôi không bi bô những
thứ ở l...
Cho ngày rằm tháng bảy
-
Lòng chợt bình yên mà sao buồn thế (*)
P/S: Ảnh của Quân Khuê.
(*) "Bên đời hiu quạnh" - Trịnh công sơn
Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi ...
Có những buổi chiều như thế
-
Có những buổi chiều không nắng tắt Trôi vào đêm lay lắt giấc ngủ mơ Chẳng
phải vì trời đang mưa Nên tình giấc thấy lòng bỗng nhớ Có những buổi
chiều hồ...
Buổi sáng ở nhà mình
-
Cái gì quen thuộc quá thì mình ít để tâm suy nghĩ và nhớ đến nó. Chẳng hạn
như cái không gian buổi sáng ở chung quanh nhà mình, khi đi xa mình mới
chợt nhậ...
Trãi nghiệm mùa nước nổi
-
"Nước nổi, người nổi..."
Đồng Tháp Mười đón chúng tôi bằng một ngày nắng đẹp, khác xa với thời tiết
u ám mưa của Sài gòn bận rộn. Chuyến hành trình trải ng...
Tiếng hót chim họa mi
-
Vừa thấy tôi ló mặt lên Facebook, lũ bạn ở Việt Nam nhao nhao hỏi: “Bao giờ
thì mày mới về?”. Rồi lại nhận được câu nhắn mùi mẫn quen thuộc :”Em, bao
giờ a...
tin buồn.
-
ba tôi: Nguyễn Tấn Phúc đã qua đời cách đây ít phút. Thay mặt ba tôi, tôi
xin cám ơn vì sự giao lưu và tình bè bạn của tất cả bạn bè của ba tôi trên
blog t...
Mục đích cuối cùng (MĐCC)
-
Vớt bù lon hay gắn bánh xe? Một anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày
giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống
nước. L...
Băng và Đảng
-
Trong một buổi thi vấn đáp môn lịch sử:
- Anh hãy cho biết, Lê Lợi là ai?
- Dạ, em không biết.
- Thế anh có biết Trần Hưng Đạo là ai không?
- Dạ, em không bi...
Christmas Time is Here
-
This is our first Christmas ornament. We received it at a bridal shower
fifty years ago. It’s 7am here in northeast Washington state and it is
still dark o...
Have a Fun Weekend.
-
What are you up to this weekend? If I can convince the boys to join me,
I’ll stop by Hopie Stockman Hill’s art gallery opening tonight.… Read more
The p...
An Introduction to Buddhist Philosophy
-
* Source: https://buddhistuniversity.net/courses/philosophy*
- What is Buddhist Philosophy?
- Prerequisites
- Lectures
- Textbook
- The Cou...
A US-Vietnam Partnership
-
LEIDEN – When U.S. President Joe Biden and leaders of the Socialist
Republic of Vietnam meet on Sunday in Hanoi to announce details of their
countries’ e...
Grandma Pat and Trixie
-
Here is my latest shoot for Advanced Pets featuring the always gorgeous
Grandma Pat and Trixie. By the way I just started selling prints and totes
on Soc...
Differences In Sexual Desire
-
Are you the high desire or the low desire spouse when it comes to sex? Have
desire differences created problems in your marriage? Sooner or later, most
c...
The water bottle
-
OK, I need your advice.
I started bringing a water bottle to work, because I believe wholeheartedly
in the amazing power of WATER. So I like to drink a lo...
Bán cây cherry giống TpHCM
-
Giống cherry Brazil. Cherry là một loại cây trồng ngắn ngày, phổ biến ở xứ
ôn đới. Mùa của cherry là mùa hè. Tuy nhiên, tùy theo từng khu vực mà
khoảng t...
St Martin de Porres - a beloved saint in Vietnam
-
Image of St. Martin de Porres inside a small neighbourhood Catholic church
in Tan Binh District, Ho Chi Minh City
If you start visiting the Catholic chur...
Raul Castro Squandered His Last Chance
-
14ymedio, Generation Y, Yoani Sanchez, Havana, 22 March 2017 — A year ago
Cuba had a once in a lifetime opportunity. US President Barack Obama came
to the ...
4 Ways to Embrace Uncertainty
-
[image: 4 Ways to Embrace Uncertainty]
Have you ever felt like you were just not good enough? That somehow
everyone had received the handbook for life, ex...
Two Years!
-
Blogspot won't allow me to post my video which is probably the internet's
subtle way of saying, "Nobody besides your parents wants to watch a ten
minut...
I’ve Moved! Check Out RaviRaman.com
-
Visit my new site at https://RaviRaman.com
The post I’ve Moved! Check Out RaviRaman.com appeared first on Set Higher
Standards.
Confessions of a Mormon Girl
-
As you have probably already guessed, I am what you would probably call a
devout Mormon girl. Much to the chagrin of many of my friends, I am
stubbornly a...
Math Video Lectures
-
Hello everyone! This month I've various mathematics full courses from
Harvard on Abstract Algebra and Sets, Counting, and Probability. And then
I've a lect...
Media Bias
-
I'm sick to death of rampant bias in the media. Actually, no I'm not.
People naturally have political opinions. Their political opinions
naturally will bia...
3 Ways to Spend Less Money on Groceries
-
Are you one of those people who spend entirely too much money on groceries
every month? You are not alone, as this is a big problem for many people
all ove...
Three
-
Hello, KC readers. It has been awhile and I thought it was finally time to
come back and say, "Yes, I'm still alive."I've been meaning to post for a
long t...
In True Love We Trust and Give Space
-
Learning how to give space in a relationship is vital to a happy, secure,
and trusting relationship, and like anything of value, it requires focused
effort...
What is purging? Myths and truths
-
Hi, everyone. First off, sorry for my long hiatus from blogging, and I am
so sorry if I have ignored your emails and comments. My email account that
was a...
Goodbye Saigon
-
After 5 years in Saigon our family relocated to Hanoi. Looking back at all
the changes that occurred over that time gets blurred into one image of a
never...
Frischkaesetorte mit Broeselboden und Blaubeeren
-
125 g Löffelbiskuits
80 g Krokant - Brösel (Haselnuss)
150 g Butter
Für die Füllung:
500 g Frischkäse
200 g Joghurt
2 Prisen Zitrone(n) - Abrieb
1 Pkt. Torte...
God ordained opportunities
-
After reading In a Pit with a Lion on a Snowy Day (Mark Batterson), I have
learned to let God lead my life. And now that I’m reading A Praying Life
(Paul E...
Tam biet
-
Rice paddies - Sapa
Street seller - Hoi An
Keeper of the lanterns - Hoi An
Wet day - Minh Mang Tomb - *Hue*
High flyer - *Halong Bay*
Old lady in door...