Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Thanh Tịnh, cuộc đời ngậm ngải tìm trầm

Vưong Trí Nhàn

Năm sớm năm muộn xê xích ít chút nhưng nói chung hàng năm cứ đến khoảng cuối tháng mười một, đầu tháng chạp dương lịch, khi những chiếc lá bàng chuyển dần từ màu xanh sang màu đồng điếu, thời tiết bắt đầu ngả hẳn sang mùa đông, trời đất thấm lạnh đôi khi có thể giá rét thấu xương - thứ rét ngọt như người ta vẫn nói - thì cũng là lúc dân làm báo Hà Nội chúng tôi bắt tay vào một công việc thuộc loại vất vả trong năm là chuẩn bị những số báo tết.
Đời làm báo những năm chống Mỹ, dù không tất bật và lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một cuộc cạnh tranh sôi động như thời kinh tế thị trường hiện nay, song so với nhiều nghề khác trong guồng máy làm các ấn phẩm có liên quan đến chữ nghĩa, thì cũng đã là bận rộn hơn hẳn. Lo làm dâu thiên hạ mà! Tháng nào tuần nào cũng phải tự trình diện trước dư luận và cấp trên tất cả phong độ của một kẻ đứng đắn và thành thạo trong làm nghề, kể cũng đã mệt lắm chứ. Nữa đây lại là báo tết!
Ở tạp chí Văn nghệ Quân đội nơi tôi công tác những năm ấy, có lệ mỗi lần Tết đến, mọi phóng viên trong toà soạn phải góp một bài để số báo có chất lượng. Thơ thẩn còn không ngại, chứ đến truyện ngắn và các mục râu ria như giai thoại, thơ vui, câu đố, cùng nhiều thể tài gọi là tạp nhạp khác, thì quả thật viết đã khó, mà chạy ra bài lấp đầy các số báo cũng không dễ.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Nói lại chuyện phim Xích Lô

Thái Kế Toại (Đại tá Nguyên Giám đốc ĐACAND)



Đúng là phim Xích lô là một chuyện buồn của ngành điện ảnh Việt Nam. Một bài học điển hình về cách đối xử với tài năng nghệ thuật và các tác phẩm đỉnh cao của bộ máy quản lý nghệ thuật một nước tiểu nông. Nhưng vụ phim Xích lô không chỉ liên quan đến vài ba cá nhân trong cuộc. Nó ảnh hưởng đến những vấn đề lớn hơn đối với nền điện ảnh của chúng ta. Tác hại lâu dài của nó vẫn còn đang ám ảnh đời sống điện ảnh với những cách hành xử vô lối tùy tiện. Và cũng không ít chuyện buồn đã diễn ra như thế trong mấy chục năm qua. Nhiều số phận nghệ sĩ phải trả giá, nhiều tác phẩm bị chìm nổi. Những con người ấy, những tác phẩm ấy đang đợi chúng ta nói lại về họ… Đó cũng là điều tâm huyết của tôi muốn nói với các đồng nghiệp


Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Phê bình văn học thời bao cấp

Nguyễn Văn Tuấn
Thỉnh thoảng đọc lại sách báo thời "bao cấp" tôi thấy cũng vui vui. Chẳng hạn như đoạn sưu tầm dưới đây là trích từ cuốn sách "Văn học Giải phóng Miền Nam" xuất bản năm 1976. Trích đoạn viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Nhạc sĩ Phạm Duy, và Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Lời lẽ thì khỏi nói các bạn cũng có thể đoán được: xuyên tạc. Viết về Thầy Nhất Hạnh thì tác giả cho rằng "nhân danh con người trừu tượng, tình thương chung chung, tung hoả mù làm lẫn lộn bạo lực cách mạng với bạo lực phản cách mạng, xoá bỏ ranh giới giữa kẻ xâm lược và người bị xâm lược".
Còn viết về Phạm Duy thì "tung ra những bài tâm ca lời ai oán, nhạc rên rỉ. […] Tâm ca ra vẻ phủ nhận chiến tranh, bất kể chiến tranh chính nghĩa hay phi chính nghĩa, phủ nhận lập trường cả hai bên, đi vào cái gọi là 'tự tình dân tộc'. Tâm ca giả vờ đi tìm một lối thoát, một sự lẩn trốn của người văn nghệ trước thời cuộc, mà thực chất là một thái độ đầu hàng nguỵ trang. […] Phạm Duy bày chuyện 'nước mắt mẹ' để biện hộ khéo léo cho bọn xâm lược tàn bạo. Vì vậy, nhiều giáo sư và học sinh ở Sài Gòn, ở Huế đã gọi Phạm Duy là 'tên phù thuỷ âm thanh' và đã chỉ ra bộ mặt thực của tên bồi bút tâm lý chiến trâng tráo …"

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Văn Cao, một phiến tài tình giữa cô đơn

Quỳnh Giao
(Người Việt)

Nếu sinh vào thời khác, hoặc ở một xứ khác, có lẽ Văn Cao đã là một nghệ sĩ lớn của nhân loại. Nhưng, ông đã không là Văn Cao của Việt Nam.
Nỗi thiệt thòi của ông cũng là một may mắn lớn cho chúng ta, và hôm nay, ta nhớ tới ông với lòng tri ân và nỗi ái ngại cho một phiến tài tình đã sống một đời cô đơn, với nghệ thuật chưa được đi tới tuyệt đỉnh đáng lẽ phải tới của ông...
http://donghuongkontum.files.wordpress.com/2013/05/van-cao.png
NS. Văn Cao
Văn Cao sinh năm 1923, tại bến Bính bên dòng sông Cấm và từ thiếu thời đi học tại Hải Phòng đã là người có nhiều năng khiếu nghệ thuật. Sau này, Văn Cao vẽ tranh, làm thơ, viết văn, vẽ phông, dựng kịch, và soạn nhạc, bộ môn nào ông cũng có nét tài hoa. Sinh sau Phạm Duy nhưng đi trước vào tân nhạc, Văn Cao đã sớm thổi vào nhạc thanh niên hướng đạo đầu thập niên 40 cả chất thơ lẫn hào khí lịch sử, cho nên đã mở ra một kích thước mới cho loại này, và báo trước các tác phẩm lớn về thể tài yêu nước như Thăng Long Hành Khúc, Gò Ðống Ða, Chiến Sĩ Việt Nam, Bắc Sơn, và bản Trường Ca Sông Lô bất hủ.
Nhưng, cùng với nhạc hùng, Văn Cao đã viết Trào Lòng, Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu và Cung Ðàn Xưa, các tình khúc lãng mạn sẽ báo hiệu Suối Mơ, Bến Xuân và Thiên Thai cùng Trương Chi, là bốn tác phẩm trác tuyệt của tình ca Việt Nam...

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

40 câu thành ngữ thời hiện đại về đạo lý ăn, ở do một cụ già ở Thái Nguyên đúc kết :

1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái  thích vòi mà không biết trả
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái  hỗn hào đứt mười khúc ruột
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào  đời ngớ nga ngớ ngẩn
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường phi trộm thì cướp
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô; Ăn nói xô bồ thành người vô đạo 10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của
11. Cái gì cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười…
12. Đồng tiền trên nghĩa, trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em; Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền       
16. Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

"Hot Balloon drive" ở công viên quốc gia Gerome

Upload hình từ lâu mà mãi hôm nay mới có thì giờ "phụ đề" cho mấy tấm hình.  Sau hai ngày ở Istanbul, đoàn chúng tôi đáp chuyến bay từ phi trường Kayseri đi Cappadocia.  Chỉ hơn một giờ bay ngắn ngủi, chúng tôi đến miền Trung của Thổ, chúng tôi đi viếng thành phố dưới lòng đất Kaymaklı Underground City, nơi đã từng có cả ngàn người sinh sống để trốn tránh sự bách hại của sự xung đột về tôn giáo của đế chế La Mã đối với những Christian thời ấy.  Thành phố này có đủ hệ thống thông hơi, nơi chăn nuôi và các hầm rượu, các nhà bếp cộng đồng cũng như các nhà nguyện của tôn giáo.  Có những đoạn đi vào hầm chỉ có thể ngồi gập từng người một đi xuống bậc thang, không khí trong hầm khô ráo không ẩm ướt như các hang động nơi khác.  Do đó tôi chỉ có thể chụp hình bằng iphone cho tiện, nhưng tới giờ này vẫn chưa chuyển hình vào máy nên tạm thời copy hình từ net.
Có lẽ con ngươi thời xưa thấp bé, họ mới có thể sống trong các hang động thấp bé như thế. Có một điều thật lạ khi tới vùng đất này, tôi có cảm tưởng nó đã hiện trong một giấc mơ, tôi đã đến nơi này.  Có khi nào như thế không nhỉ, hoặc mình đã sống từ tiền kiếp hay là giấc mơ báo trước nơi mình sắp đến.

Hình từ net

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog