Thỉnh thoàng tôi cứ phải nói với thân nhân hay những người đến sau để họ hiểu những ngày chân ướt chân ráo đặt chân lên đất Mỹ ra sao đại khái bằng những câu "Ngày ấy không có tôm cá để ăn, Mỹ chưa có seafood, xuơng bò không có để nấu phở, chỉ có xương bò cho chó. Ngày ấy, gà rất rẻ. Ngày ấy hàng tuần cứ phải đi hai ba trăm dặm để mua ít thức ăn khô Á Châu. , ngày ấy sống chen chúc trong căn phòng nho nhỏ để lúc dọn đi thì lôi ra không biết bao nhiêu thứ đồ mua từ chợ trời mang về, bao nhiêu báo cũ có tiếng Việt để dành ,vì sợ có ngày không còn tiếng Việt để đọc. Ngày ấy phải tự lo mọi việc kể cả điền đơn xin việc, xin bảo lãnh gia đình không như bây giờ ở chợ không thiếu gì, bao nhiêu dịch vụ giúp đỡ cho người Việt. Ngày ấy chẳng có ai giúp đỡ chỉ có nhà nước và nhà thờ."
Ngày ấy nhờ thế mà đứng lên bằng hai chân vậy mà nhanh nhẹn hơn, không như ngày nay xương tha hồ mua, phở tha hồ ăn, báo tiếng Việt trên net tràn lan. Tôm cá bán khắp nơi, nên những người đến sau hình như khó đứng dậy một mình (?). Phải chăng?
Những ngày “khổ sai” đầu đời trên nước Mỹ.
Oregonian
HM Blog. Còm
của anh Oregonian chứa chất đầy tâm sự của một người vượt biên tới bến
bờ tự do. Sau đó là những ngày gian khó. Qua lời kể của anh, bạn đọc có
thể thấy giấc mơ Mỹ không hề đơn giản.
Oregonian. Mình
xin thề là không ba hoa chích chòe nhá! Còn những cái bá tánh thấy những
gì không đẹp tớ kể ở đây thì chí ít cũng phải coi là chuyện thật của
đời tớ.
Nói vậy để thấy cái tôn ti trật tự nó đã ăn sâu vào từng mạch máu
nguời Mỹ. Cho dù anh là mắt xanh mũi lõ hay loại Mỹ ba rọi mà ở một thời
gian thì đến một lúc tự dưng “ô hô đời bỗng vui” ngay.
Năm 1977, tớ độc thân tại chỗ, đuợc hội USCC bảo trợ. Trọn một tháng
sống trong một gia đình của hội nhà thờ cưu mang làm phuớc. Họ tạo cho
tớ cái cảm giác lạc quan sống vô tư như nguời cõi trên (thiên đàng) dù
rằng lúc này tớ đều ngoại giao bằng động từ tu quơ (chân tay múa may
quay cuồng) Có nghĩa là ông bà và gia đình từ cử chỉ, hành động, lời nói
nhất nhất đều cho tớ cái cảm giác yên bề trong vòng tay nhân ái.
Sau một tháng, ông bà dẫn tớ đi xin trợ cấp gồm 750$ tiền tuơi (sau
này mới biết nó dùng để mua giuờng nệm, đóng tiền nhà cho 2 tháng và 1
xấp 75 tiền lệnh phiếu để mua thức ăn.
Tớ, ngay hôm sau đuợc dẫn đến một chung cư giới thiệu đây là tổ ấm
tuơng lai. Ái ngại, đứng nhìn sao mà nó trống trải đến thế. Trộm
nghĩ…..mẹ khỉ nhá! Giá mà có ngọn gió đi hoang mà lỡ chui qua kẽ hở lọt
vào đuợc cửa truớc, thì chắc chắn nó sẽ phọt một phát ra ngay đằng sau
không va chạm một thứ gì. Nói cho có vẻ bi quan lúc đó thế thôi chứ thật
ra là sau cái ngày ấy độ hai ngày, ông bà ra hiệu cho tớ khăn gói quả
muớp để đưa chàng về dinh.
Cũng căn chung cư ấy, nhưng hôm nay….. lần truớc tớ bỡ ngỡ một thì
hôm nay tớ phải bật ngửa nguời vì nệm giuờng phòng ngủ mới toanh, sô-pha
phòng khách, TV, điện thoại bàn, bàn ghế phòng ăn, nồi niêu xoong chảo,
là đồ cũ xài lại nhưng một đời ta ba đời nó nên nom còn tốt chán. Riêng
cái tủ lạnh thì ê hề thức ăn đồ uống nhìn vào là tớ mê tít thò lò (
bụng nghĩ ngay đến một xách bia mát lạnh cho phấn chấn đời tị nạn)
Tớ ra vào trong cung cấm đến đuợc hai hôm thì một buổi sáng còn trong
chăn như con sâu làm tổ thì bị một ông nhà thờ đến dựng đầu dậy. Ông
đứng ờ nguỡng cửa ra hiệu cho tớ ra xe. Tớ lúc này như thuyền theo lái
gái theo chồng nên tớ ngoan ngoãn buớc theo lên xe bông.
À! ….. thì ra tớ đuợc chở đi xin học tiếng tây miễn phí các ngài ạ.
Ừ, học thì học chết thằng tây đen nào chứ. Vả lại, ngôn ngữ mẹ đẻ của tớ
hơi bị thừa, vì chung quanh tớ không thấy dáng đồng huơng đồng khói để
xử dụng. Thôi thì một chữ chưa học đuợc thì tớ bắt đầu bằng nửa chữ.
ABC là xề bánh đúc tớ còn đang ê a, nhất là chữ “P” tớ phải đuợc cô
giáo tận tình chỉ cách phát âm làm sao miếng giấy truớc miệng phải bay
theo tiếng gió. Nếu cần bắn tí nuớc bọt, cô giáo mới tấm tắc ngợi khen
tài.
Tiếng anh của tớ một chữ cắn làm đôi chưa xong, vậy mà chỉ nội trong
một tuần lễ đang mài kinh nấu sử tớ lại đuợc ông tây khác đến nhà điệu
lên xe đi nhận sự vụ lệnh mới ở một công ty lớn đi bộ cách nhà khoảng 30
block đuờng. Bốc phét công ty lớn cho oai thôi các ngài ạ! Tớ đuợc dẫn
đến hình như chuyện đã an bài, vì sau khi họ bắt tay, nở nụ cuời hiền
hòa với tớ rồi chỉ thấy họ nói cuời rất vui với nhau hình như chằng ăn
nhập gì tớ tớ. Chỉ biết sau khi họ bắt tay, vỗ vai nhau thân mật rồi mới
xoay qua tớ phân vua như ý bảo “cậu đừng lo, chúng tớ sẽ giúp cậu đứng
bằng đôi chân của cậu”
Đấy là buổi sáng mùa đông năm ấy, một tuần mỗi tớ đi học bằng xe
buýt. Riêng thứ bảy chủ nhật tớ phải đi bộ để đi làm (tuyến đuờng không
có buýt). Con đuờng đi không gian nan, nhưng trời mùa đông tớ phải luộc
hai quả trứng gà, mỗi tay một trái trong áo để suởi ấm. Sau đó thì hai
quả trứng sẽ là bữa ăn trưa cho quên đời tị nạn.
Khoảng 4 tháng sau khi an cư, cộng thêm 12 tháng trên đảo tạm dung.
Lá thư từ quê huơng đầu tiên như là viên thuốc nhiệm màu vừa đến sau
cuộc hành trình vuợt biển đi tìm cái chết trong đuờng tơ kẽ tóc. Lá thư
không mang niềm hân hoan, chất ngất của kẻ chiến thắng, nhưng lá thư cất
đi đuợc nỗi cô đơn cho kẻ cô độc xứ nguời. Tớ chấp nhận đánh đổi bằng
ngang để xoa dịu nỗi oán thán của nguời đi kẻ ở.
Tớ bắt đầu liệt kê, chắt bóp ăn tiêu, gói ghém như những đơn đặt
hàng, cẩn thận phân loại trọng luợng từng loại để gói đuợc 1lb; 2 lbs
hoặc 3 lbs để gửi cho cha mấy lọ thuốc cảm, cho mẹ chai dầu gội đầu, cho
chị một hai xấp vải hoặc cho các cháu ít kẹo làm quà phuơng xa.
Cũng từ đây, khúc quanh lịch sử đời tớ bắt đầu rẽ sang nhánh khác có
nhiều cay đắng hơn. Cũng chính bởi những ê chề, va chạm thực tế đã cho
tớ nhiều kinh nghiệm sống khi phải thực hành.
Lúc này, tớ đã không còn là tớ vì những lá thư từ quê huơng bắt đầu
dồn dập gởi sang diễn tả những đòn thù của chế độ mới. Bắt đầu là chế độ
cho đổi tiền to thành bé, rồi đổi tiền bé thành nhỏ, rồi cuối cùng là
kinh tế mới. Những lá thư dồn dập bao nhiêu, lòng nguời xa xứ hỗn loạn
bấy nhiêu, vì phải tìm cách lo cho nguời ở lại.
Một lần nữa tớ đã quên hẳn tớ là ai. Lần này, tớ suôi miền viễn tây
vì nghe nơi đó có những vuờn dâu xanh ngắt cho trái đỏ mọng có hái hái
ra tiền.
Quả thật, sáng sớm khoảng 2 giờ lên xe buýt đồn điền trả 2 đồng, sau 1
1/2 giờ bon bon trên những con đuờng quê vắng lặng, tớ cũng đuợc bắt
đầu một công việc hái dâu. Một khay dâu hái khoảng độ nửa giờ có thể
đuợc trả công 85xu cho đến 1 đồng. Vị chi một ngày trung bình chồn chân
mỏi gối, đau lưng tớ cũng bon chen kiếm đuợc độ 30$ tiền tuơi. Một buổi
lao động cật lực, có số tiền mgần ấy vào thời ấy quả nhiên cho tớ phóng
khoáng hơn với những thùng quà về quê huơng nặng hơn, thêm nhiều niều
niềm vui trong mắt cha, mắt mẹ, anh em, đàn cháu.
Đoạn đuờng khổ sai của tớ ở giai đoạn này, tớ không cảm thấy, chưa bao giờ có cảm giác tớ là tên tù khổ sai.
Nguợc lại, tớ vẫn nhớ, nhớ rất rõ có một lần cũng tên tù khổ sai kia
đã nhỏ hai hàng lệ ứa sung suớng ngồi gói ghém chút tình nguời cây kim
sợi chỉ, cho những nguời vừa đuợc chế độ mới giải phóng, đuợc tự do,
hạnh phúc.
Khúc quoanh mới lại bắt đầu. ……
Oregonian. Còm sỹ Hang Cua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét