Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Tháng Hai & Những bà mẹ

Đặng Ngữ

Mùa thu năm 1864, tổng thống Hoa Kỳ khi đó, A. Lincoln đã viết một lá thư và gửi đến bà Lydia Bixby, một góa phụ ở Boston và là mẹ của năm người con trai, những người đã bị thiệt mạng khi thi hành nhiệm vụ trong cuộc Nội Chiến. Trong thư, A. Lincoln đã an ủi sự mất mát lớn lao của người đàn bà mất con như sau:
Thưa Bà,
Tôi được xem hồ sơ của Bộ Chiến Tranh, tờ tường trình của Sĩ quan chỉ huy hành chính quân sự Massachusetts (Adjutant-General Massachusetts) ghi rằng bà là mẹ của 05 người con những người đã hi sinh anh dũng trong chiến trận. Trước sự mất mát không thể chịu đựng nổi của bà, tôi cảm thấy thấy những lời lẽ an ủi của mình thật vô vọng. Nhưng tôi không thể ngăn được mình gởi đến bà sự san sẻ mà may ra bà có thể thấy trong sự cảm kích của nền Công Hòa mà họ đã hy sinh để bảo vệ. Khấn nguyện rằng Thượng đế của chúng ta ở trên Trời có thể làm dịu bớt nỗi thống khổ này và giúp cho bà chỉ giữ lại nhưng kỷ niêm đáng trân trọng về tình mẹ con và sự mất mát, cùng niềm hãnh diện đương nhiên của bà khi dâng tặng sự hy sinh vô giá này cho tượng đài của Tự Do.

Hết sức trân trọng.
Abraham Lincoln.
Executive Mansion,
Washington, Nov. 21, 1864.
* * *
Dear Madam,
I have been shown in the files of the War Department a statement of the Adjutant General of Massachusetts that you are the mother of five sons who have died gloriously on the field of battle. I feel how weak and fruitless must be any word of mine which should attempt to beguile you from the grief of a loss so overwhelming. But I cannot refrain from tendering you the consolation that may be found in the thanks of the Republic they died to save. I pray that our Heavenly Father may assuage the anguish of your bereavement, and leave you only the cherished memory of the loved and lost, and the solemn pride that must be yours to have laid so costly a sacrifice upon the altar of freedom.
Yours, very sincerely and respectfully,
A. Lincoln
Lá thư của tổng thống A. Lincoln chính là nguồn cảm hứng để đạo diễn lừng danh Steven Spielberg làm bộ phim chiến tranh Giải cứu binh nhì Ryan (Saving Private Ryan). Đây có thể nói là một trong những bộ phim chiến tranh hay nhất và nổi tiếng nhất của nền điện ảnh Mỹ. Năm 1944, năm mà thế chiến thứ hai vẫn còn đang tiếp diễn thì ở nước Mỹ có một bà mẹ đã mất ba đứa con tại ba địa điểm khác nhau do hi sinh khi đang làm nhiệm vụ trong chiến tranh. Quân đội phát hiện ra bà còn một người con út nữa đang làm nhiệm vụ tại châu Âu và muốn đón cậu ta về nước để làm khuây khỏa nỗi lòng bà. Tổng thống Roosevelt rất cảm động trước tình trạng tuyệt vọng của bà mẹ tội nghiệp này nên đã cử một tiểu đội lính biệt kích Mỹ đứng đầu là Đại úy John H. Miller đi tìm người con trai tên James Francis Ryan ấy, nghe nói là cậu ấy thuộc Sư đoàn dù 101 vừa bị máy bay thả nhầm địa điểm vào một vị trí nào đó trong lãnh thổ do Đức quốc xã kiểm soát. Sau khi tiểu đội đó mất hai người trong khi giao tranh với quân Đức thì cuối cùng họ cũng tìm được binh nhì Ryan tại ngoại ô thị xã Rommelle. Khi đó có ba lính dù Mỹ đang phục kích tiêu diệt một bán chiến xa và tiểu đội của Miller đã hỗ trợ họ. Một trong ba lính dù đó chính là Ryan. Miller đã kể với Ryan những gì đã xẩy ra với ba anh trai của cậu. Ryan rất xúc động khi hay tin nhưng câu kiên quyết từ chối được trở về quê hương vì cho rằng như thế là không công bằng với những đồng đội của cậu đang dũng cảm bám trụ lại với nhiệm vụ bảo vệ một cây cầu và tiêu diệt một đơn vị thiết giáp của quân Đức. Miller đã quyết định ở lại và chỉ huy quân Mỹ (vì ông có cấp bậc cao nhất ở đây, trong số các lính dù còn sống sót, người có cấp bậc cao nhất chỉ là trung sĩ) với quân số và đạn dược ít ỏi để giữ cầu. Trong trận đánh, quân Mỹ đã chiến đấu rất ngoan cường và tiêu diệt được nhiều đối phương, nhưng do chênh lệch về quân số cũng như hết đạn dược nên cuối cùng chỉ còn vài người sống sót. Họ rút sang bên kia cầu đến chỗ đặt mìn để định phá cầu như theo kế hoạch nếu không giữ được cầu. Miller đã bị trúng đạn khi đang cố gắng giật mìn. Đúng lúc xe tăng quân Đức chuẩn bị đến nghiền nát anh thì máy bay P-51 Mustang diệt tăng của quân Mỹ bay đến tiêu diệt xe tăng và quân Đức. Quân cứu viện của Mỹ đã tới kịp thời để bảo vệ cây cầu nhưng không cứu được Miller. James Ryan đã sống sót...
Nước Mỹ, tổng thống Roosevelt, tiểu đội biệt kích của đại úy Miller… đã hoàn thành một nhiệm vụ mang tính tuyên truyền về đạo đức. Và tất cả những quân nhân Mỹ sẽ nhớ mãi thông điệp đạo đức này.
Tháng Hai, không một bà mẹ nào trong số từ 20.000 cho đến 60.000 bà mẹ có con chết trận nhận được thư chia sẻ mất mát. Tháng Hai, những người đồng đội trước đây của họ không ai đủ "can đảm" để thắp một nén nhang tưởng niệm họ. Tháng Hai, không một chỉ huy nào của họ dám lên tiếng "giải cứu" những người lính của mình. Chỉ có những bông hoa tím thay avatar của những người không hiểu gì nhiều về cuộc chiến đó. Chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2 năm 1979, câu nói của Đặng Tiểu Bình mà nhiều người Việt Nam vẫn còn nhớ: ”Dạy cho Việt Nam một bài học”. Hôm qua, bằng việc gỡ bỏ bài viết duy nhất trên báo chính thống về cuộc chiến này, một câu nói khác sẽ được nhiều người Việt Nam ghi nhớ: ”Đảng đã dạy cho nhân dân một bài học".
Với tôi, tôi chỉ thắc mắc:
- Người lính nào sẽ dũng cảm ở lại trận chiến nếu biết rằng đồng đội bỏ rơi họ?
- Bà mẹ nào sẽ hiến dâng những đứa con trai con gái nếu biết rằng ngay một bài báo tưởng niệm con cái họ cũng bị gỡ bỏ?
Sài gòn 13/02/2014
P.S: bài viết tham khảo một số thông tin từ nguồn Wikipedia và Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog