Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Tiếng Việt, Hồn Việt

Lê Thương
Như ta đã thấy, nhiều dân-tộc trên thế-giới phải vay mượn ngôn-ngữ của nước khác để làm ngôn-ngữ cho dân-tộc mình. Trong khi đó Tiếng Việt ta có một gía-trị độc-đáo là ngôn-ngữ chung cho cả một dân-tộc, là thứ tiếng thống-nhất có 80 triệu người nói thuần- túy Tiếng Việt như là ngôn-ngữ chính. Điều hãnh-diện nữa là Tiếng Việt được các nhà ngôn-ngữ-học xếp vào một trong 40 ngôn-ngữ quan-trọng trên thế-giới.

Ưu-điểm khác là Tiếng Việt được viết theo vần ABC, không kém gì các thứ chữ tân- tiến hiện nay. Ta lại đặc-biệt sáng-chế ra năm dấu Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng để viết được tất cả Tiếng Việt theo âm-điệu trầm bổng của một ngôn-ngữ đơn-âm. Không những phong-phú mà Tiếng Việt còn có âm-điệu uyển-chuyển nên thơ văn dễ phát-triển, nói lên được tất cả những cảnh vật muôn hình vạn trạng, tình-tiết éo-le, tạo được một kho-tàng văn-chương giàu mạnh với nhiều tác-phẩm tuyệt-vời như Đoạn-Trường Tân-Thanh, Cung-Oán Ngâm-Khúc, Chinh-Phụ-Ngâm, Lục-Vân-Tiên…

Từ Hà Nội đến Sài Gòn 1954 – 1975

Theo blog Bahaidao
image
Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cô cùng lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.

Hai Tiếng Chuông Ngân

Hoàng Nhất Phương
Sớm mai thức dậy nghe chuông nhà thờ. Từng tiếng bing boong ngân vang giữa không gian tĩnh lặng, gợi nhớ những hồi chuông ngày xưa trên thành đô Đà Lạt. Ai từng lên xứ hoa đào đều biết nơi đây có nhiều tu viện, nhiều nhà thờ, nhiều kiểng chùa. Bắt đầu một ngày mới khi hừng đông vừa ló dạng, cư dân miền cao nguyên nghe tiếng chuông thanh thoát du dương mở đầu thánh lễ ban sáng của nhà thờ. Lúc chiều xuống mây vương, hoàng hôn lẩn khuất trong rừng thông, họ lại được nghe tiếng chuông công phu trầm bổng phiêu diêu kết thúc một ngày an cư của thiền viện. Những tiếng chuông quen thuộc này là thánh nhạc, đã mang Phúc Âm siêu nhiên của Chúa Chiên Lành, đã mang Giáo Lý nhiệm mầu của Đức Phật Từ Bi, phổ thành diệu khúc gieo rắc niềm tin yêu bất tận vào lòng người. Cội nguồn vinh phúc khởi từ những hồi chuông nhạc đạo hiển lộng giữa thinh không từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác; lâu dần trở thành chất liệu đặc biệt kết tụ trong lòng cư dân phố núi. Họ mặc nhiên quy ngã Phật, mặc nhiên phụng thờ Thiên Chúa, mặc nhiên trở thành tín đồ thuần thành của Phật, mặc nhiên trở thành con chiên ngoan hiền của Chúa, đem đức bác ái và lòng từ bi ra thù tiếp cõi đời.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Ông giáo sư dạy Sử

Tác giả – Vương Mộng Long
- Cựu học sinh Trung-Học Trần Quý Cáp, Hội-An. – Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 20 Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam. – Chức vụ sau cùng: Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân. – Từ 1975 tới 1988 tù “cải tạo” (13 năm) từ Nam ra Bắc. – Từ 1993 định cư tại Thành Phố Seattle, Tiểu Bang Washington, USA. – Năm 2003 tốt nghiệp University of Washington, cấp bằng B.A SocialSciences and Communication. – Gia cảnh hiện nay: Một vợ, 4 con, 1 cháu nội, 3 cháu ngoại.
Một chiều cuối năm 1998 tôi vào Trường University of Washington (UW) để đón đứa con gái áp út tan giờ học. Tình cờ tôi nhìn thấy một ông già đứng chờ xe bên bến Bus. Có lẽ ông cụ lớn tuổi hơn tôi nhiều. Hỏi chuyện, tôi mới hay, ông cụ đã qua tuổi bảy mươi, ăn tiền hưu, và đang học môn Truyền Thông (Communication) năm Senior. Tôi chợt nghĩ, thời gian này mình cũng không bận lắm, tại sao không trở lại trường? Ít ra cũng học thêm được vài điều hay. Thế là, hôm sau tôi nộp đơn xin trắc nghiệm trình độ Toán và Anh Văn để xếp lớp tại Shoreline Community College (Shoreline C. C.).

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Thành kính và thuần phục

Vương Trí Nhàn
Thử trả lời câu hỏi:Thế nào mới là văn hóa thực thụ?
Thăm thú Hội An đến ngày thứ hai, buổi chiều hôm ấy, chúng tôi được mấy bạn quen rủ ghé lại một nhà thờ họ. Thành thực mà nói, lúc đầu cũng hơi ngại. Đến thăm nơi này là để ngắm nghía chùa Tàu cầu Nhật, chứ mấy ngôi nhà thờ họ thì đâu chẳng có, tới thăm mà làm gì?!
Nhưng chuyện chung quanh ngôi nhà thờ họ ấy cũng rôm rả không kém mấy địa điểm du lịch khác. Tại sao ư? Nói tóm lại là không ở đâu chúng tôi thấy con người ta sống với quá khứ của ông cha hết lòng đến thế.
Trong nhà nhiều đồ đạc từ hơn một trăm năm để lại. Đèn sáng vừa đủ để tạo không khí. Và điều thú vị là: Mọi thứ đều có cái bề ngoài rất thực của nó, đại khái bảo đồ cổ thì có thể tin là đồ cổ thứ thiệt, chứ không phải mấy thứ tân thời giả cổ(!).
Chẳng những thế mọi vật kỷ niệm còn lại, mấy bức tranh, bộ bàn ghế, cái án thư - đều sạch sẽ thơm tho như vẫn đang được sử dụng, mà người sử dụng thì đúng là những người “cổ lai hy”, nghĩa là có phong thái sống khoan thai từ tốn, chứ không xô bồ ù xoẹ như chúng ta bây giờ.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

DUBROVNIK - NGỌC BÍCH CỦA BIỂN ADRIATIC

GN: Post lại đây bài viết về nơi tôi chuẩn bị đến trong tháng Năm này nếu không có gì thay đổi. Một xứ sở có rất nhiều ngôi nhà maí đỏ, chuyến đi sẽ có những chuyến qua... phà, hy vọng không có chuyện gì xảy ra, chứ không tôi chẳng biết bơi, đi học bơi hoài mà không hiểu sao vẫn không bơi nổi,  sinh ra từ thành phố biển, lớn lên ở thành phố biển, mai đây hưu cũng vẫn sống ở thành phố biển vây mà đi bơi vẫn... chìm. 

(NCTG) “Viên ngọc bích của biển Adriatic”, hay “Athens của Nam Tư” là những tên gọi, mỹ từ mà Châu Âu và thế giới dành cho Dubrovnik, chặng dừng chân thú vị của những hành trình du lịch tới các quốc gia từng là thành viên Liên bang Nam Tư (cũ).

Cổ thành Dubrovnik

Là một thành phố nhỏ chưa đầy 5 vạn cư dân, Dubrovnik đồng thời cũng là một hải cảng nằm ở phía cực Nam của Cộng hòa Croatia, và là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở biển Adriatic. Năm 1979, Cổ thành ở trung tâm Dubrovnik đã được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO.

Thời trung cổ, đô thị này đã từng là một trung tâm thương mại hàng hải, là thủ phủ của Cộng hòa Ragusa, là trong thời gian dài, Dubrovnik là quốc gia duy nhất ở phía Đông biển Adriatic được xem như đối thủ cạnh tranh khả dĩ của Cộng hòa Venice.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Tháng Hai & Những bà mẹ

Đặng Ngữ

Mùa thu năm 1864, tổng thống Hoa Kỳ khi đó, A. Lincoln đã viết một lá thư và gửi đến bà Lydia Bixby, một góa phụ ở Boston và là mẹ của năm người con trai, những người đã bị thiệt mạng khi thi hành nhiệm vụ trong cuộc Nội Chiến. Trong thư, A. Lincoln đã an ủi sự mất mát lớn lao của người đàn bà mất con như sau:
Thưa Bà,
Tôi được xem hồ sơ của Bộ Chiến Tranh, tờ tường trình của Sĩ quan chỉ huy hành chính quân sự Massachusetts (Adjutant-General Massachusetts) ghi rằng bà là mẹ của 05 người con những người đã hi sinh anh dũng trong chiến trận. Trước sự mất mát không thể chịu đựng nổi của bà, tôi cảm thấy thấy những lời lẽ an ủi của mình thật vô vọng. Nhưng tôi không thể ngăn được mình gởi đến bà sự san sẻ mà may ra bà có thể thấy trong sự cảm kích của nền Công Hòa mà họ đã hy sinh để bảo vệ. Khấn nguyện rằng Thượng đế của chúng ta ở trên Trời có thể làm dịu bớt nỗi thống khổ này và giúp cho bà chỉ giữ lại nhưng kỷ niêm đáng trân trọng về tình mẹ con và sự mất mát, cùng niềm hãnh diện đương nhiên của bà khi dâng tặng sự hy sinh vô giá này cho tượng đài của Tự Do.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Kỳ tích của hai anh em gốc Việt sống trong khu “ổ chuột” Mỹ

image
Hai anh em Johnny Huynh (trái) và George Huynh (phải)
Câu chuyện về kỳ tích của hai anh em gốc Việt Johnny và George Huỳnh đã khiến cộng đồng người Việt trên toàn thế giới nghiêng mình khâm phục.

image
"Những cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta gọi là "giấc mơ Mỹ"", nhà báo Baker chia sẻ: Cha qua đời, mẹ bị bệnh thần kinh, phải vật lộn giữa "khu ổ chuột" Dorchester (thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ) để kiếm sống nhưng cả hai đã cùng đỗ vào những trường đại học danh tiếng bậc nhất cường quốc này.

3 cách thắt khăn quàng



Ba cách quấn khăn quàng để giữ ấm cho ngực và cổ trong mùa lạnh năm nay khi bệnh cúm đang hoành hành khắp nơi.  Sáng nào, mà hình như quanh năm suốt tháng tôi phải quấn khăn, tưởng tượng tờ mờ 5:30 sáng lang thang ngoài đường mà không quấn khăn thì cái thân già làm sao chịu nổi, ấy thế mà cứ đi bên cạnh cái bà bạn, người gầy nhom mà bà ấy lại cứ phong phanh làm mình thấy mình lụ khụ quá, nhưng không sao bả thì quanh năm ho, còn mình quanh năm khỏe, thế là nhờ (trăm chiếc) khăn quàng. :-)

Hình ảnh từ blog A Cup of Jo

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Bài vô đề cho năm mới

Trần Thanh Vân

Sáng Mồng Chín Tết, trời Hà Nội hơi se lạnh, tôi hồi hộp mở trang Bauxite Việt Nam số đầu Xuân Giáp Ngọ, sau 9 ngày nghỉ Tết, một đợt nghỉ Tết dài chưa từng có.

Đọc rất nhanh bài “Trung Quốc giúp Hoa Kỳ chi trả chương trình Y tế, tàu sân bay Mỹ như thế nào?” của tác giả Rick Newman do Trần Ngọc Cư dịch, và như một phản xạ bản năng, tôi thấy cần thiết phải gửi đến bạn đọc Bauxite VN bài viết dưới đây, một bài viết tôi chuẩn bị đã lâu, nhưng vì cảm thấy chưa đầy đủ nên chưa muốn vội vã đưa ra

Đầu tiên, tôi đọc lời phi lộ của Bauxite VN và muốn tỏ ý đồng tình với lời khuyên rằng chớ nên quá tin tưởng dựa dẫm vào chú Sam mà phải nên tự mình trước, rồi sau đó hãy nhờ cậy bạn bè.

Những ngày cuối năm vừa qua, người Việt khắp thế giới sôi sục lên vì lễ kỷ niệm 40 năm TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa. Ở Đức, ở Nhật thì sôi động, nhưng ở Hà Nội, ở Đà Nẵng, TP HCM thì lẻ tẻ, im lìm và chính quyền Hà Nội làm những trò thật hèn nhát trước vườn hoa Lý Thái Tổ, khiến nhân dân cả nước thấy xấu hổ và thương cho phận đớn hèn của họ.

Câu chuyện Chinese New Year hay Lunar New Year

Nguyễn Đại Cồ Việt 阮大瞿越
happy-new-yearTết là lễ hội truyền thống, không chỉ của riêng người Trung Quốc, mà còn là của Hàn Quốc hay Việt Nam nữa. 
Câu chuyện Chinese New Year hay Lunar New Year và vài suy nghĩ của một người dạy tiếng Trung Quốc
Nguồn: Facebook của anh Nguyễn Đại Cồ Việt 阮大瞿越
Nguồn: Trần Quang Đức
Có người đề đạt lên Hội đồng thành phố Sydney (Úc), yêu cầu sử dụng ‟Lunar New Year”(1) (năm mới tính theo âm lịch) thay vì ‟Chinese New Year” (năm mới của người Trung Quốc) bởi vì các cộng đồng người Việt và người Hàn cũng đón lễ hội năm mới này. Tết là lễ hội truyền thống, không chỉ của riêng người Trung Quốc, mà còn là của Hàn Quốc hay Việt Nam nữa. Tôi ủng hộ ngay.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “TỪ HÁN VIỆT”

Hà Văn Thuỳ
  Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.


I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?


Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog