Tặng Phan Thị Bằng, Trần Hữu Vinh, và Lê Thị Tích Lộc
Cô bạn học từ VN gửi thư sang hỏi thăm, cô hỏi đi những đâu, và nói ngày xưa tóc dài có người đem nhạc tặng cho, ngày nay tóc ngắn có ông bạn học làm thơ tặng. Làm tôi vừa buồn cười vì sự ví von ấy, ôi chao nghe cô nhắc nhở làm cho trái tim tôi nó lung lay vì mấy câu thơ tưởng cứ như thật vậy, của ông bạn học.
Nhưng ngạc nhiên nhất là sao cô biết rõ chuyện ngày xưa, cô còn bảo hỏi trưởng lớp thì biết. Chả lẽ cả lớp biết mà tôi không biết. Cô nhắc lại một kỷ niệm thật xa xưa, ai lại chẳng có một hai kỷ niệm thời học trò để nhớ nhì, và tôi có một kỷ niệm thời đi học mà thỉnh thoảng làm tôi băn khoăn, ân hận, nhớ ngày đi học gần đến ngày sinh nhật thì nhận được một tập nhạc chép tay thật đẹp, ngày ấy làm gì có máy tính, mọi việc đều phải chép tay, làm gì có email để bấm một cái lá thư bay đi ngàn trùng. Mà phải chép tay, kẹp vào cuốn sách nào đó để gửi đi, chứ chưa chắc đã mua hay dám mua con tem gửi đến cho ai. Thế mà ngày ấy cầm tập nhạc trong tay mà người tặng đã nắn nót chép từng nốt nhạc, kẻ từng dòng và hơn tất cả là đã sáng tác cả chục bản nhạc và dám gửi tận đến nhà người nhận. Thế mà nỡ vào lớp hỏi nhỏ cô bạn xem ai là "thủ phạm" dám gửi đến cho "bổn cô nương" thế có gọi là "tàn nhẫn" không cơ chứ. Có lẽ cô bạn ngồi cạnh lại phao tin cho mấy cô bạn khác, để bây giờ có người còn nhớ cái câu chuyện rất ư là "kỳ dị" của tôi. Tôi tin chắc là ông trưởng lớp của tôi hẳn vào giờ phút đó tuy không có digital camera, nhưng ông chắc đã tường trình đầy đủ sự ngẩn ngơ rất ngố của tôi khi vác tập nhạc vào lớp hỏi "ai tặng tớ". Ngày ấy tôi cũng ngây thơ nộp thêm tấm hình cho ông trưởng lớp làm học bạ, ông bảo hình của tôi bị mất. Mãi đến khi rời khỏi trường rồi, ông trưởng lớp mới tiết lộ lý do làm mất hình của tôi, ông giao hình tôi cho người tặng tôi tập nhạc, chẳng biết có phải vì thế mà tôi bị một người khác học ở PCT "khiển trách" tôi, sao có bức tranh hình tôi ở ngoài Huế, ngày ấy rõ là tôi cũng "mù tịt" chẳng hiểu chuyện gì xảy ra quanh mình. Nào tôi có phải chim sa cá lặn gì cho cam, thế mà câu chuyện hình, tranh cũng làm cho tôi "vất vả" lúc ấy.
Chuyện có thế thì tôi cũng chả có gì phải băn khoăn mãi, nếu người tặng nhạc không biết làm thế nào, huh, cái anh chàng này cứ như là du kích thời ấy, biết nơi tôi nội trú thời đại học và gửi thư đến tận nơi, để tôi nhớ ra đó là một nguời sáng sáng đứng ở cổng sau trường PCT, chờ đợi tôi xuống xe vào lớp. Tôi lại cứ tưởng "chàng" đang chờ ai nên nào có ngó ngàng gì đâu. Đó là lỗi lầm thứ hai của tôi, không biết mặt người, lỗi lầm thứ nhất là không biết tên người gửi.
Thư qua thư lại thế nào ngày ấy tôi cũng như người đi trên mây, chỉ toàn nói chuyện trời trăng mây gió thế nào mà tên người ta tôi cũng không rõ, bạn có bao giờ thư từ cho người nào mà không biết tên người ta không? Thế mà tôi làm được mới hay đó chứ, ngày nay gõ lại mới thấy cái hay của tuổi trẻ là ở chỗ đó. Để rồi một ngày đẹp (hay xấu) trời người ấy không kèn không trống xuất hiện ở nơi tôi nội trú đòi gặp cho bằng được làm tôi hoảng quá chạy vào trường trốn luôn. Hỏi tôi làm sao đi ngõ nào mà thoát ra khỏi phòng khách Domaine de Marie ngày ấy thì bây giờ tôi chịu, không nhớ nổi, chắc là tôi đã nhảy cửa sổ phòng. Chỉ biết chiều đi học về, không hiểu ai lại báo cho tôi biết "chàng" đang đứng ngoài cổng, thế là tôi ở luôn trong trường tới tan không một bóng người mới dám lò dò ra cổng, lý do tại sao thế, bạn sẽ hỏi phải không? Vì tôi nghe người ta mô tả có ông nào "râu ria" quai nón tới đòi gặp, thế là tôi hoảng sợ, làm như trời cho tôi nỗi sợ người có râu hay sao đó. Tôi đâu có quen ai râu ria đâu, nghĩ bụng thế, cho nên tôi phải tránh, một cử chỉ rất là con nít thời ấy.
Thế rồi "mưa tạnh gió hoà", tôi trở về đời sống sinh viên bình yên cho đến lúc nhận được lá thư "hờn trách" của người tặng nhạc đã đến thăm tôi mà không gặp. Trời ạ, đến thăm thì phải cho tin tức, tự nhiên xuất hiện như đánh du kích, tôi biết là ai mà dám xuất hiện chứ. Đó là lỗi lầm thứ ba của tôi là không gặp mặt người đã nắn nót từng cung nhạc. Tôi đã không giữ được những nốt nhạc xưa vì chiến tranh, nhưng thời ấy quả thật với tuổi trẻ lơ ngơ, tôi đã không biết trân trọng những cung nhạc người ta nắn nót vẽ cho mình. Để bây giờ chỉ còn một lời xin lỗi, nếu chưa là quá muộn. (Hy vọng ông trưởng lớp có đọc được, xin ông chuyển lại lời với người "anh em" của ông nhé:-)).
Cô bạn học từ VN gửi thư sang hỏi thăm, cô hỏi đi những đâu, và nói ngày xưa tóc dài có người đem nhạc tặng cho, ngày nay tóc ngắn có ông bạn học làm thơ tặng. Làm tôi vừa buồn cười vì sự ví von ấy, ôi chao nghe cô nhắc nhở làm cho trái tim tôi nó lung lay vì mấy câu thơ tưởng cứ như thật vậy, của ông bạn học.
Nhưng ngạc nhiên nhất là sao cô biết rõ chuyện ngày xưa, cô còn bảo hỏi trưởng lớp thì biết. Chả lẽ cả lớp biết mà tôi không biết. Cô nhắc lại một kỷ niệm thật xa xưa, ai lại chẳng có một hai kỷ niệm thời học trò để nhớ nhì, và tôi có một kỷ niệm thời đi học mà thỉnh thoảng làm tôi băn khoăn, ân hận, nhớ ngày đi học gần đến ngày sinh nhật thì nhận được một tập nhạc chép tay thật đẹp, ngày ấy làm gì có máy tính, mọi việc đều phải chép tay, làm gì có email để bấm một cái lá thư bay đi ngàn trùng. Mà phải chép tay, kẹp vào cuốn sách nào đó để gửi đi, chứ chưa chắc đã mua hay dám mua con tem gửi đến cho ai. Thế mà ngày ấy cầm tập nhạc trong tay mà người tặng đã nắn nót chép từng nốt nhạc, kẻ từng dòng và hơn tất cả là đã sáng tác cả chục bản nhạc và dám gửi tận đến nhà người nhận. Thế mà nỡ vào lớp hỏi nhỏ cô bạn xem ai là "thủ phạm" dám gửi đến cho "bổn cô nương" thế có gọi là "tàn nhẫn" không cơ chứ. Có lẽ cô bạn ngồi cạnh lại phao tin cho mấy cô bạn khác, để bây giờ có người còn nhớ cái câu chuyện rất ư là "kỳ dị" của tôi. Tôi tin chắc là ông trưởng lớp của tôi hẳn vào giờ phút đó tuy không có digital camera, nhưng ông chắc đã tường trình đầy đủ sự ngẩn ngơ rất ngố của tôi khi vác tập nhạc vào lớp hỏi "ai tặng tớ". Ngày ấy tôi cũng ngây thơ nộp thêm tấm hình cho ông trưởng lớp làm học bạ, ông bảo hình của tôi bị mất. Mãi đến khi rời khỏi trường rồi, ông trưởng lớp mới tiết lộ lý do làm mất hình của tôi, ông giao hình tôi cho người tặng tôi tập nhạc, chẳng biết có phải vì thế mà tôi bị một người khác học ở PCT "khiển trách" tôi, sao có bức tranh hình tôi ở ngoài Huế, ngày ấy rõ là tôi cũng "mù tịt" chẳng hiểu chuyện gì xảy ra quanh mình. Nào tôi có phải chim sa cá lặn gì cho cam, thế mà câu chuyện hình, tranh cũng làm cho tôi "vất vả" lúc ấy.
Chuyện có thế thì tôi cũng chả có gì phải băn khoăn mãi, nếu người tặng nhạc không biết làm thế nào, huh, cái anh chàng này cứ như là du kích thời ấy, biết nơi tôi nội trú thời đại học và gửi thư đến tận nơi, để tôi nhớ ra đó là một nguời sáng sáng đứng ở cổng sau trường PCT, chờ đợi tôi xuống xe vào lớp. Tôi lại cứ tưởng "chàng" đang chờ ai nên nào có ngó ngàng gì đâu. Đó là lỗi lầm thứ hai của tôi, không biết mặt người, lỗi lầm thứ nhất là không biết tên người gửi.
Thư qua thư lại thế nào ngày ấy tôi cũng như người đi trên mây, chỉ toàn nói chuyện trời trăng mây gió thế nào mà tên người ta tôi cũng không rõ, bạn có bao giờ thư từ cho người nào mà không biết tên người ta không? Thế mà tôi làm được mới hay đó chứ, ngày nay gõ lại mới thấy cái hay của tuổi trẻ là ở chỗ đó. Để rồi một ngày đẹp (hay xấu) trời người ấy không kèn không trống xuất hiện ở nơi tôi nội trú đòi gặp cho bằng được làm tôi hoảng quá chạy vào trường trốn luôn. Hỏi tôi làm sao đi ngõ nào mà thoát ra khỏi phòng khách Domaine de Marie ngày ấy thì bây giờ tôi chịu, không nhớ nổi, chắc là tôi đã nhảy cửa sổ phòng. Chỉ biết chiều đi học về, không hiểu ai lại báo cho tôi biết "chàng" đang đứng ngoài cổng, thế là tôi ở luôn trong trường tới tan không một bóng người mới dám lò dò ra cổng, lý do tại sao thế, bạn sẽ hỏi phải không? Vì tôi nghe người ta mô tả có ông nào "râu ria" quai nón tới đòi gặp, thế là tôi hoảng sợ, làm như trời cho tôi nỗi sợ người có râu hay sao đó. Tôi đâu có quen ai râu ria đâu, nghĩ bụng thế, cho nên tôi phải tránh, một cử chỉ rất là con nít thời ấy.
Thế rồi "mưa tạnh gió hoà", tôi trở về đời sống sinh viên bình yên cho đến lúc nhận được lá thư "hờn trách" của người tặng nhạc đã đến thăm tôi mà không gặp. Trời ạ, đến thăm thì phải cho tin tức, tự nhiên xuất hiện như đánh du kích, tôi biết là ai mà dám xuất hiện chứ. Đó là lỗi lầm thứ ba của tôi là không gặp mặt người đã nắn nót từng cung nhạc. Tôi đã không giữ được những nốt nhạc xưa vì chiến tranh, nhưng thời ấy quả thật với tuổi trẻ lơ ngơ, tôi đã không biết trân trọng những cung nhạc người ta nắn nót vẽ cho mình. Để bây giờ chỉ còn một lời xin lỗi, nếu chưa là quá muộn. (Hy vọng ông trưởng lớp có đọc được, xin ông chuyển lại lời với người "anh em" của ông nhé:-)).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét