Đời thật là khó, câu nói sáo cũ kỹ vẫn cứ phải mang ra xào lại vì chằng có gì diễn tả cho đúng hơn khi cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Bạn bè ai cũng lên đường đi tu, thì mình cũng phải lò dò theo chân, chưa đi tới đâu thì có người nào đó đã xỏ xiên nào là "con ngựa què có phải là con ngựa hiếm không?". Ví dụ nào mà lạ thế, có ai bảo là con ngựa què là hiếm bao giờ, mà không hiếm thì làm sao quí. Ừ, thì cứ cho là nó hiếm nhưng nó không quí, bởi vì nào ai dám ví von lời bạn bè là con ngựa què bao giờ chứ.
Ở trên đời lại có người cứ thích bẻ cong chữ của người khác, đến khổ. Rồi gặp người ngu ngơ chưa biết tu đường nào thì lại khuyên tu theo kiểu Nam Tông ý, để khỏi khổ cả đôi đường, chả hiểu gì, lại phải đi lục dò sự khác biệt của Nam Tông với lại Bắc Tông, mới lò dò thì đã nghe thiên hạ xì xầm đến chóng cả mặt. Đọc bài này thì nhớ lại thời college những bài học về Phật giáo qủa là nói đến Nam Tông (8 paths) chứ không thấy sách ở trường nói đến phái Đại Thừa Bắc Tông chút nào cả. Cũng nhớ lại ở đâu bên Trung Quốc chuà chiền đều xây theo cung cách Lục độ, âu cũng là nhân duyên chỉ vì một chữ (bị sửa lưng) mà hiểu thêm một điều khác về Phật giáo.
Đành phải cám ơn người nặc danh nào đó đã ném cho viên sỏi nhỏ, để trên đường đi phải dừng lại nghĩ suy (chưa biết tụng lời kinh nào). Phải chăng vì thế mà các nhà sư khi hành hương thường đi chân đất, những viên sỏi trên đường có là một lời chứng cho sư suy tư (?)
Ở trên đời lại có người cứ thích bẻ cong chữ của người khác, đến khổ. Rồi gặp người ngu ngơ chưa biết tu đường nào thì lại khuyên tu theo kiểu Nam Tông ý, để khỏi khổ cả đôi đường, chả hiểu gì, lại phải đi lục dò sự khác biệt của Nam Tông với lại Bắc Tông, mới lò dò thì đã nghe thiên hạ xì xầm đến chóng cả mặt. Đọc bài này thì nhớ lại thời college những bài học về Phật giáo qủa là nói đến Nam Tông (8 paths) chứ không thấy sách ở trường nói đến phái Đại Thừa Bắc Tông chút nào cả. Cũng nhớ lại ở đâu bên Trung Quốc chuà chiền đều xây theo cung cách Lục độ, âu cũng là nhân duyên chỉ vì một chữ (bị sửa lưng) mà hiểu thêm một điều khác về Phật giáo.
Đành phải cám ơn người nặc danh nào đó đã ném cho viên sỏi nhỏ, để trên đường đi phải dừng lại nghĩ suy (chưa biết tụng lời kinh nào). Phải chăng vì thế mà các nhà sư khi hành hương thường đi chân đất, những viên sỏi trên đường có là một lời chứng cho sư suy tư (?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét