Nancy Nguyễn
Ảnh minh họa.
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (nam giới) và Công Dung Ngôn Hạnh (nữ nhân)
Đó là những điều tiên quyết mà bất cứ một 1 người theo Khổng Giáo nào
cũng phải tuyệt đối tuân thủ. Nên công tâm mà nói, ở mức độ phổ thông
đại chúng, đạo Khổng dạy con người ta làm điều tốt đẹp, hướng thiện.
Song, điều này chẳng khiến cho đạo Khổng có chút gì nổi bật so với những
triết lý sống khác, như đạo Lão, đạo Kito, hay Phật Giáo. Nếu đi sâu
vào mổ xẻ, thì ở mức độ phổ thông đại chúng, đạo Khổng còn có nhiều điều
chưa bằng được so với nhiều triết lý sống khác, nổi bật nhất là Phật
Giáo.
Điều nên chú ý, trong triết học Khổng Tử, là nỗ lực hình thành 1 trật
tự xã hội. Có thể nói, Khổng Tử tin rằng, nếu ai ai trong xã hội cũng
tin theo “vai trò mặc định” thì xã hội sẽ ổn định và thịnh vượng. Nỗ lực
hình thành 1 trật tự xã hội có thể được thấy rõ trong việc Khổng Tử
thiết lập các mối liên hệ trong xã hội:
Vua thì cần phải được nghe theo: Trung Quân, rồi mới tới Ái Quốc, Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
Cha: phải được cả nhà tôn kính: Tại gia tòng phụ (chứ không phải là mẹ).
Chồng: phải được vợ phụng sự.