Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Chữ Việt cổ?

Dốt cỡ tôi, đọc xong bản tin sau, chỉ có mỗi hai thắc mắc, dĩ nhiên cũng là rất ngu, nhưng nghĩ thì cứ nghĩ. 
Tìm được chữ Việt cổ trên đất Trung Hoa, thế thì tổ tiên người Việt ở tận bên Trung Quốc? Hay là nói đất Trung Quốc xưa một phần là của người Việt? Thế bây giờ mình có đòi lại đất hay là nhận họ nhận hàng với "khúc ruột ngàn dặm" ở bên Trung Quốc có được không? Hay là Trung Quốc bảo người Việt, đất Việt là người em nhỏ, là đất Trung Quốc cần thu hồi về như Hồng Kông. Bảo thế nào nhỉ, hay phải chỉ cho họ thấy họ là kẻ xâm lăng, cứ ai da vàng mũi tẹt (ở mà giờ mấy ai mũi tẹt đâu nhỉ), là họ cho là "chinese" hết, ngay cả cái cô thạc sĩ người gốc Hồng Kông ở sở tôi, lắm lúc cô phát cáu, cô lắc đầu quầy quậy nói "Tôi đâu có biết lịch sử Trung Hoa, người Trung Hoa ra làm sao đâu, mà đi tới đâu chúng nó cứ nghĩ tôi là Tàu, cứ thấy mặt mũi tôi thế này là cho tôi là người Trung Hoa, có tức không?". 

Cho nên đọc bản tin này tôi chả thấy dzui dzẻ gì, trừ khi nào các vị trí thức VN có thể dựa vào đấy, viết những bàì báo có chứng cứ rõ ràng, hùng hồn gửi cho các tờ báo lớn trên thế giới để nói cho thế giới biết, là nước Trung Hoa sở dĩ lớn là vì họ cứ nhận vơ nước khác, dân khác là người của họ.  Ít nhất Mỹ là nước hợp chủng quốc, nhưng mọi người có thể hiểu nhau bằng tiếng Anh, còn nước Trung Quốc mang tiếng có tiếng Quan Thoại, thế mà có khi cả đoàn người Trung Hoa từ thành phố khác tới Bắc Kinh và họ chẳng hiểu gì nhau cả, họ cứ như người ngoại quốc ngay trên cái đất nước mênh mông của chính họ. 
Bây giờ tìm được gì, chỉ thông báo cho người Việt với nhau nghe, rồi cất vào thư viện thì cũng như không? Bây giờ thời đại toàn cầu, cần phải nói cho thế giới, chứ chẳng phải nói cho người Việt hay người Tàu nghe, rồi  mai đây họ mượn cớ bảo người Việt là người Tàu, đất Việt là đất Tàu thì hết cãi luôn.  
Nhưng mà sao lắm lúc đọc có giống dân Bách Việt, và Lạc Việt. Vậy hai giống dân ấy có liên hệ với người Việt ở VN không nhỉ, hay tôi nghe ba chớp ba nhoáng rồi nhận vơ họ có liên hệ tới...người Kinh, như trong giấy khai sinh cũ của mình, có khi lại bé cái lầm.   

Phát hiện chữ Việt cổ ở Quảng Tây  

 Hà Văn Thủy 

Ngay trước Tết, có tin mừng, xin chuyển tới bạn đọc niềm vui lớn là đã phát hiện được chữ Việt cổ ở Quang Tây Trung Quốc. Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com January 03, 2012 được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại như sau :
Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.
Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của ‘văn hóa xẻng đá lớn’ (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng ‘chữ Thủy’ của dân tộc Thủy.
Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang – thị trấn Mã Đầu – huyện Bình Quả – thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.
Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.

Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt

Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh – tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới.
Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông – thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.”
Thật là tin vui lớn nhưng với tôi không quá bất ngờ vì rằng, khi tìm hiểu chữ Việt cổ, tôi đã biết những sự kiện sau:
1. Văn bản chữ tượng hình của người Việt cổ trên bình gốm tại di chỉ Bán Pha 2, gần thủ phủ Tây An tỉnh Sơn Tây Trung Quốc, có tuổi 12000 năm.
2. Chữ tượng hình khắc trên yếm rùa tại di chỉ Giả Hồ tình Hà Nam Trung Quốc có tuổi 9000 năm.
3. Một số chữ tượng hình cổ phát hiện ở Sơn Đông, nơi cư trú trước đây của người Việt cổ
4. Chữ tượng hình được gọi là chữ Thủy của người Thủy tộc, một bộ lạc Việt với 250000 người hiện sống ở Quý Châu.
Theo lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới được phát hiện, thì thời gian này, trên địa bàn Trung Hoa chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời. chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt.
Điều đáng chú ý là, chữ Bán Pha và Giả Hồ gợi nhớ tới Giáp cốt và Kim văn. Nhờ vậy, khi đối chiếu với Giáp cốt văn, các nhà chuyên môn đã đọc được văn bản trên bình gốm Bán Pha 2.
So sánh tự dạng thì thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ tượng hình ở di chỉ Bán Pha 2 và Giả Hồ nhưng lại đơn giản hơn chữ trên Giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép giả định, hệ thống chữ Lạc Việt có thể bắt đầu từ Bãi đá Sapa đi lên. Do ở thời kỳ sớm nên chữ ở Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Do có tuổi muộn hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn. Phải chăng chữ trên giáp cốt và đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ tượng hình Lạc Việt. Sau thời gian này, trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và người Hoa trong vương triều Chu cùng các nhà nước kế nhiệm chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa.
Điều này cho thấy Giáp cốt và Kim văn là của người Lạc Việt.
Có thể giải thích việc Giáp cốt và Kim văn tập trung nhiều ở Ân Khư như sau:
Nhà Thương là một dòng Việt sống ở Nam Hoàng Hà nên cũng sở hữu chữ viết tượng hình này. Khi xâm lăng đất của người Lạc Việt ở vùng Sơn Đông ngày nay, đã cướp những văn tự của người Việt ở đây mang về kinh đô của mình, làm phong phú sưu tập chữ Lạc Việt.“

Bản đồ phân bố xẻng đá lớn www.luoyue.net
Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa.
Xem thêm hình ảnh ở www.vietthuc.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog