Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Cánh Hải Âu

Hồi Ký
Dolphin_Gull (640x480)Khoảng vài tuần trước ngày Quốc Hận thứ 38, tôi nhận được thư của anh Lê Minh bên Úc. Anh Lê Minh một lần nữa lại ủng hộ Quỹ Tù Nhân Lương Tâm (www.tnlt.net) bằng cách đặt tranh tôi vẽ. Tôi thật cảm kích với hảo tâm của anh ấy vì xung quỹ với tiền công làm việc cực nhọc ở cái tuổi mà thường tình người ta chỉ mong sớm được về hưu an nghỉ. Nhưng lần này không như thường lệ, anh không đặt chân dung cho một người hùng Chiến Sĩ Tự Do nào, mà lại đặt chân dung của ‘chúng ta’, của Thuyền Nhân !! Lẽ dĩ nhiên tôi rất hân hạnh được nhận vẽ, nhưng tôi không khỏi nôn nao bồi hồi, phần vì hăng hái trước một dự án đối với tôi ‘lớn lao’, phần thì lại lo lắng trước sự phức tạp của chủ đề khi sức tôi mỗi ngày một yếu…

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi

GN: Mới đây con trai tôi có công việc ở Trung Quốc ghé về VN một tuần lễ, tôi muốn con mình đi vài nơi để nhìn thấy cuộc sống ở VN thay vì chỉ ở Sàigòn.  Con tôi ghé đến Đà Nẵng, Hội An và Nha Trang trước khi về Sàigon để bay về Mỹ.  Về tới nhà tôi hỏi con Đà Nẵng ra sao, con trả lời "It's ok" nghe rất là nản, vì tôi hy vọng con tôi sẽ nói "Cũng giông giống Singapore" như báo chí VN thường tán,  nhưng Đà nẵng lại quá bình thường dưới con mắt của đưá con trai đã đi nhiều nơi trên thế giới, làm mẹ nó hơi buồn buồn, đến khi hỏi thế Hội An ra sao, nó nói một câu còn nản hơn nữa "Tưởng phố cổ ra sao, con thấy nó như cái chợ trời".  Tôi đâm ra nghi ngờ con mắt của con tôi quá, cái gì nó cũng chê,  rồi hỏi con thấy Việt Nam bây giờ ra sao thì nó tóm tắt trong một câu thôi "VN có rất nhiều người nghèo và rất nhiều người ngồi chơi" . Đó là con tôi chưa ra ngoài thành phố, nó cũng chỉ quanh quẩn ở trung tâm thành phố, ở những nơi khách du lịch thường đến, không hiểu nó sẽ nói sao nếu nó đi đến ngoại thành của những thành phố ở VN.  Cho nên đọc bài báo của VN, thì quả là con trai tôi đã nhận xét không sai cho lắm. 

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Sài Gòn quen và... lạ

Văn Lang/Người Việt
Sài Gòn sau gần 40 năm nhìn lại, có những cái vẫn còn đó và có những cái đã trở thành hoài niệm, bên cạnh những thứ xa lạ...

Lăng Cha Cả bây giờ với cây cầu vượt mới khánh thành. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

“Ngày đi trăm hoa hẹn hò. Ngày về vắng bóng con đò Thủ Thiêm”.

Lời “huê tình” trong câu ca dao của Sài Gòn xưa vô tình là lời “chứng nhân” cho những chuyến đò ngang, đò dọc trên bến phà Thủ Thiêm ngày nay đã không còn nữa.

Lăng Cha Cả bây giờ chỉ còn là một địa danh, nơi đây người ta mới đặt thêm một cây cầu vượt bằng thép.

Chợ Nancy cũng đã không còn nữa, với việc xây dựng cây cầu Nguyễn Văn Cừ nối qua khu Trung Sơn-Bình Chánh, địa danh Nancy đang bị lu mờ dần bởi địa danh “khu cầu Nguyễn Văn Cừ”.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải

GN:  Gần đây trong nước có vụ án kết tội hai người sinh viên trẻ chỉ vì chống sự xâm lăng của Trung Cộng và treo cờ vàng ba sọc đỏ mà bị án nặng.  Không bàn về vấn đề chính trị, nhưng tuổi trẻ vào đời với  những nhiệt huyết và có chính kiến của họ là điều đáng trân trọng, không thể bị án tù như thế.  Khi nghe tin, tôi email cho con trai tôi vỏn vẹn cho con trai tôi mấy chữ "đây là lý do mà chúng ta phải bỏ nước ra đi" bởi vì khi âý tôi cũng còn trẻ, tôi đã cảm thấy không thở được trong một xã hội không thể nói lên tiếng nói của mình, lúc nào cũng sợ sệt người bên cạnh, và tôi đủ nhận thức không muốn con mình phải lớn lên trong một xã hội như thế dù có phải đối mặt với cái chết ở biển cả.   
Tôi post lại bài này của tác giả Osin Huy Đức, để chúng ta người dân Việt Nam trong và ngoài nước hiểu được vì sao người dân VN vẫn có hai màu cờ.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Điều kỳ diệu Nick và những lời hứa bỏ quên bên bậu cửa

Đào Tuấn
nick-vujicicNgày mai, sau khi nghe Nick nói có bao nhiêu người sẽ lại quên ngay sau khi quay lưng, như bao người đã bỏ quên lời hứa bên bậu cửa nhà Lê Thị Huệ?!
12 giờ sau khi Nick Vujicic đến Việt Nam, con số 31,7 tỷ đồng chi phí cho 4 ngày anh mang “điều kỳ diệu” đến Việt Nam đã được công bố. Dẫu đây là số tiền không từ tiền thuế của dân, nhưng mặc nhiên nó vẫn là con số quá lớn trong tương quan với sự khốn khó của khoảng 6,7 triệu người khuyết tật trên toàn quốc. Để tiện so sánh, 19,6 tỷ đồng là kinh phí trợ giúp 250.000 người khuyết tật ở Kiên Giang trong suốt 10 năm 2010-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn kinh phí để giúp đỡ 6,7 triệu người khuyết tật cả nước trong 10 năm là 2.025 tỷ đồng.
Thưa các bạn, nói đến “điều kỳ diệu Nick” của ngày hôm nay, không hiểu sao tôi lại nhớ đến “ngày hôm nay” của Lê Thị Huệ.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

MỘT ĐÓA HOA

Những bài thơ viết vội cho  Nguyễn Phương Uyên

pu2

Lời dẫn : Ngày 16-5-2013, tòa án tỉnh Long An đã tuyện phạt Nguyễn Phương Uyên cùng với người bạn Đinh Nguyên Kha, cô sinh viên 20 tuổi 06 năm tù và 03 năm quản thúc vì tội yêu nước rải truyền đơn chống bọn xâm lược Trung Quốc

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Hội chứng “ít chịu học hỏi” “ tự mình mê mình” ở người Việt

Vương Trí Nhàn
Nhiều người Việt sống ở nước ngoài đã chia sẻ với chúng ta cảm giác thương mến nhớ nhung khi xa Tổ quốc. Nhưng bên cạnh đó, những ngày gần đây,  người trong nước  còn nhận được những lời tâm sự kín đáo và những suy nghĩ thâm trầm .
Như trường hợp Vĩnh Sính giáo sư đại học Alberta, Canada.
Tập sách Việt Nam và Nhật Bản -- giao lưu văn hoá (1) của ông có nội dung khá phong phú.

Có bài khái quát Vị trí lịch sử của Trung quốc đối với Việt Nam và Nhật Bản hoặc đề cập tới Trục giao lưu văn hoá Nhật Bản Trung quốc Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
Có bài giới thiệu về các nhân vật của lịch sử Nhật như Fukuzawa Yukichi và Asaba Sakitarô .

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Tiếng chuông

Bài này viết thân tặng các bạn học vừa qua đnhau sự khác biệt của hai tiếng chuông.
Vợ chồng Giang có thói quen không biết từ bao giờ, có lẽ cũng hơn hai chục năm, một thói quen mà nàng thường nói đùa với mấy cô em đó là thời gian "quality time together", nghĩa là thức dậy sáng thứ Bảy, dù trời ảm đạm hay nắng, trừ trời mưa.  Vợ chồng nàng theo nhau xuống phố, phố ở đây không phải là shopping mall, đến một quán café hay xếp hàng trước một quán điểm tâm như thiên hạ mà Giang thường thấy trên đường Main, mỗi sáng cuối tuần.  Cái quán quảng cáo trứng với bánh mì không hiểu có gì đặc biệt, nhưng thiên hạ mấy chục năm nay vẫn xếp hàng vào ăn, và vợ chồng nàng không bao giờ có đủ kiên nhẫn để xếp hàng cho một món trứng cho nên năm này sang năm khác, từ thứ Bảy này đến thứ Bảy tuần sau vẫn tiếp tục (nhịn đói) nối gót nhau vào chợ Trời.  Bước xuống xe, là người đi trước kẻ đi sau cứ thế mà thong dong hít thở không khí buổi sáng thứ Bảy, làm như không khí ngày cuối tuần (ở chợ Trời) mát mẻ hơn vậy.  Chợ Trời nơi thành phố Giang ở, nằm trong sân đậu xe của một trường đại học cộng đồng, cứ cuối tuần, trường cho dân mướn để bán buôn, vì thế mà trường có thêm ngân sách để tu bổ trường lớp. 

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Tôi không coi cuốn sách này là sự kiện của mươi ngày

Theo Diễn Đàn


Lê Minh Hà


Viết về chính trị không trong tư cách nhà chính trị. Viết về lịch sử không trong tư cách sử gia. Viết và buộc người ta phải ào ạt viết về, Huy Đức, trong tư cách một nhà báo đã làm nên kì tích trong lịch sử nền báo chí Việt Nam đương đại. Chỉ chưa biết, đến bao giờ kì tích này mới được ghi nhận từ phía báo chí chính thống.
Sẽ không có chuyện tác phẩm này của Huy Đức phát hành được ở Việt Nam trong thời gian gần, khi bất cứ người viết nào cũng phải tự kiểm duyệt trước khi bị kiểm duyệt. Chủ của nhiều blog và nhiều người đọc khác không thích nội dung cuốn sách (hay không thích người viết ra nó?) đã không sòng phẳng hạ giá công sức của Huy Đức khi nói tới khả năng này. Khó khăn – theo họ - chỉ là ở công việc thẩm định cứ liệu vì nhiều người được tác giả nói tới đã không còn sống. Thật ư?


Tôi coi việc được đọc Bên Thắng Cuộc là một cơ may. Và tôi đã đọc hai lần. Với một osin trong nhà như tôi, thế là giỏi lắm rồi. Nhưng đó không phải là lý do tôi bất lực không cách nào sắp xếp lại được trong cái đầu của mình trọn vẹn toàn bộ thông tin mà cuốn sách mang lại.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Việt Nam, thế kỷ 20 qua Hồi ký của bà Lê Thị Ngộ




Trần Bình Nam

         Cụ bà Lê Thị Ngộ sinh năm 1911 qui tiên năm 1995  thọ 85 tuổi. Năm 2011 kỷ niệm bách niên, các người con thu góp bút tích của bà và cho in một tập Hồi Ký.

         Bà sinh trong một gia đình trung lưu, thân phụ mẫu phóng khoáng không phân biệt nam nữ đã cho bà “đi học chữ” hết cấp tiểu học chương trình Pháp Việt.

         Đời sống bà trải dài qua gần một thế kỷ sóng gió của nước nhà. Với bút pháp dung dị, bà Ngộ thuật lại đời mình và sự liên hệ với các biến chuyển lịch sử: Thập niên 1910, nước Pháp đang đô hộ Việt Nam. Năm 1945 cách mạng mùa Thu do những nguời cộng sản chủ động. 1946 – 1954 chiến tranh giành độc lập, 1954 – 1975 Việt Nam bị chia cắt Bắc Nam. Đến năm 1975 Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản. Sau đó là vượt biên, phân tán chia ly, rồi đoàn tụ gia đình.

Con gà hay quả trứng?

T/S Alan Phan



"Tôi thích lợn. Chó coi chúng ta như thánh. Mèo khinh khi chúng ta. Chỉ có lợn là đối xử với chúng ta trên tinh thần bình đẳng” (Winston Churchill)

Anh Việt Kiều Bất Đắc Dĩ

Ngày 30/4/1975, Thomas Nguyễn Filmore mới lên 8. Mẹ làm một quầy bún riêu cạnh bến cảng Tân Thuận. Cậu phụ mẹ bán hàng, rửa chén, thu tiền. Ngày lich sử đó, giòng người tấp nập bu về các cảng, tìm đường di tản. Ham vui, cậu bé tuôn theo đám đông, hiếu kỳ lăng xăng khắp nơi, nghe và nhìn. Đang đứng cạnh một con tầu, đạn pháo bay vào, Thomas cùng với mọi người chạy lên tàu lo tìm chỗ ẩn nấp. Không ngờ con tàu khởi hành thật nhanh và khi nhìn lại bến cảng, cậu bé 8 tuổi ngồi khóc sướt mướt trong lo sợ.
Sau 9 tháng quanh vài trại tỵ nạn, một gia đình Công giáo Mỹ bảo lãnh cậu đem về Indiana nuôi. Cậu tốt nghiệp đại học năm 1991, làm thủ tục xin đoàn tụ với gia đình cha mẹ ruột ở Việt Nam và tìm được việc khá tốt với Sears ở Chicago. Lấy cô vợ y tá người Mỹ gốc Hàn Quốc vài năm sau dó, sinh được hai đứa con gái, đứa đầu đang chuẩn bị vào đại học. Nói tóm lại, một đứa trẻ nghèo gần như bụi đời ở Việt Nam, vì sự đẩy đưa của định mệnh, giờ được sống “giấc mộng Mỹ” như bao người Mỹ khác trong tầng cấp trung lưu.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Tiếng Việt ngày nay

Góc nhỏ: Lâu nay tôi cứ tưởng người ta chê bai người Việt ở Mỹ hay nói tiếng MỸ ba rọi, ai ngờ đọc bài sau mới biết là ở VN đã "đuổi theo kịp" người Việt ở hải ngoại về chuyện nói tiếng Anh tiếng Việt loạn xà ngầu.  Đúng ra tôi cũng mắc cái tội khi cái đầu làm biếng tự động dùng những chữ nào ngắn gọn trong hai ngôn ngữ để dùng khi nói với chuyện trong nhà.  Tôi cũng cố gắng làm chủ ý thức của mình không xử dụng ngôn ngữ "tào lao" như thế khi nói chuyện với người lạ hay người lớn tuổi.  Ở Mỹ hơn thời gian sống ở VN nhưng tôi vẫn buồn cười khi nghe cô em lâu lâu lại "oh my God", cứ nghĩ tiếng Việt cũng có, sao tự nhiên sang Mỹ thì ông Trời, Chúa, Phật, bỗng dưng thành My God cả.  Có lẽ tôi chả bao giờ than Trời nên không quen tự dưng biến đổi thành "my God".  Có lẽ sống càng lâu ở nước ngoài thì tiếng Việt càng lơ mơ cho nên tự thâm tâm phải cố gắng nhớ tiếng Việt khi nói, ôi cũng là điều may chứ không mai đây tôi mà nói tiếng Việt "ba rọi" thì khổ cho cháu tôi lắm lắm. 

chunghia2Xin hãy tôn trọng tiếng Việt. Nếu muốn chứng tỏ khả năng tiếng Anh thì xin mời hãy có hẳn một chương trình truyền hình dành cho người nước ngoài, hoàn toàn sử dụng tiếng Anh trên truyền hình đi.

Hãy tôn trọng tiếng Việt

Nguyễn Ngọc Hà

Tôi từng ngồi trường Dòng, học tiếng Pháp trước tiếng Việt, đọc sách khoa học, tiểu thuyết bằng hai thứ tiếng Anh – Pháp khi còn là sinh viên, và cuối cùng là dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và tiếng Anh cho người Việt để kiếm sống. Nói như thế để thấy tôi hoàn toàn không ác cảm với bất cứ ngoại ngữ nào. Tuy nhiên, tôi rất bực mình khi càng ngày càng thấy một bộ phận người Việt sùng bái và lạm dụng tiếng Anh quá mức.
Ngày xưa, ông bà chúng ta biết Việt hóa các danh từ như savon thành xà bông, la bière thành la de (bia bọt), sốc (shock) thuốc… Hôm nay con cháu không chỉ không Việt hóa các danh từ nước ngoài mà lại “phát minh” một thứ tiếng Việt lai căng nửa nạc nửa mỡ, gây khó chịu cho những ai biết trân trọng “tiếng nước tôi”.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Đi xem "Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai"

Hồi đâu năm nay hai chị em tôi dắt nhau đi nghe một chương trình nhạc, nói nào ngay từ thủa sang Mỹ tôi có đi xem show ca nhạc của Mỹ, nhưng chưa có dịp nào đi nghe nhạc Việt Nam, các show của Paris By Night hay Asia, phần vì họ tổ chức xa nơi tôi ở, và toàn vào ngày CN nên tôi không thể đi xem được cũng như những lý do cá nhân mà tôi chưa đủ hy sinh cho một buổi ca nhạc Việt nào hết. Có lẽ tôi không có sự thích thú đi xem ca sĩ ca hát rồi chụp hình chụp ảnh, xin chữ ký của ca sĩ nên ở nhà nghe cũng OK rồi.  Tuy nhiên vào dịp lễ năm ngoái, lang thang ngoài trời lạnh cuối năm, tự nhiên dạt vào nghe Nguyên Khang hát ở một thính phòng, thấy cũng hay hay, dĩ nhiên hay là ca sĩ hát hay, còn mình đi nghe, nhìn thiên hạ cũng học hỏi nhiều điều thú vị.  Cho nên đầu năm thấy quảng cáo có show nhạc Đăng Khánh, tôi phải xin nghỉ một ngày thứ Hai, để có thể ở lại xem chương trình nhạc Đăng Khánh, thật ra tôi cũng có mấy CD nhạc của ông để nghe, nhưng như người ta nói "giàu vì bạn sang vì vợ", tôi không quen biết gì bà Phương Hoa, bà là một dược sĩ trước 75 ở VN, là vợ của nha sĩ kiêm nhạc sĩ Đăng Khánh. Tôi đi nghe nhạc để gặp mặt "chị Phương Hoa" như người ta hay gọi bà.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Du lịch Pháp

Thiên hạ chuẩn bị đi chơi, buồn tình ở nhà chẳng biết làm gì thôi xem đỡ  PARIS , FRANCE - WALKING TOUR  này để tưởng tượng mình đang du ngoạn bằng mắt.
Không có thì giờ đi bộ (bằng mắt) lại quay ra xem đoạn Walking around Paris in 30 minutes.

Chúc mọi người cuối tuần thảnh thơi, tuần này tôi không đi xa nên coi như cũng thảnh thơi ở nhà "nghiên cứu" về chuyến đi sắp tới.  :-)



Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Even in peace, Vietnam doesn't enjoy freedom

Trịnh Hội 
Bản dịch tiếng Viêt ở BBC
Making a point: 
Making a point: An unofficial anti-Vietnam War demonstration during the Moomba parade in 1969. 

April 30, 2013 will mark the 38th anniversary of the fall of Saigon, the annihilation of South Vietnam by communist forces in the North, or otherwise popularly known as the end of the Vietnam War. Without this day, there wouldn't be as many Vietnamese restaurants in your 'hood. And without this day I certainly wouldn't be where I am today.
Having spent nearly two decades abroad before returning to Vietnam in 2007, I am often asked about growing up in post-war Vietnam and how the country is faring 38 years after the communist takeover. What often strikes me is that when I ask what they already know about Vietnam, there are generally only two versions of the country's post-war experience.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog