Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Mỏ dầu?

Nhà tôi ở ngoại thành, mỗi lần đi về ngang những hàng rào mà bên trong đầy những xe truck trắng tinh với những thùng đổ nghề chất đầy đậu đầy sân bên trong hàng rào.  Những mảng đất được xới lên bằng phẳng, những giàn khoan ở đâu được đưa đến trong đêm sửa soạn cho một cuộc khoan đào.  Những dàn khoan cũ từ lâu bỗng dưng hoạt động công việc bơm đều đặn.  Là lúc tôi biết phải chuẩn bị túi tiền. 

Bạn sẽ hỏi bơm gì phải không? Từ ngày mua căn nhà hai mươi mấy năm nay,  nhìn nhà người ta không có dấu gì nhưng nhà tôi lại có các vết đen ở cửa ra vào. Tôi vẫn đuà nhà tôi nằm trên mỏ dầu, khi mua nhà thì đã có giao kèo nếu tìm được dầu thì đã có 4 cặp chủ nhân đất trước chia phần sở hữu chủ phần dầu nằm dưới ngôi nhà tôi.  Tôi không biết họ làm sao kiếm dầu, nhà tôi chỉ cách mỏ dầu không đầy nửa cây số nơi hãng dầu đang khai thác. Do đó tôi nghĩ họ chỉ việc đưa mỏ khoan ngang, khoan dọc là cũng tới túi dầu nằm dưới nhà tôi thôi, họ không cần phải "cưỡng chế" ngôi nhà hay mua lại nhà tôi làm chi. Họ chỉ làm cho ngôi nhà tôi rơi xuống tuí dầu nếu thực sự có dầu :-), đó là tôi nghĩ vui thế thôi, lắm lúc có động đất tưỏng tượng có thể sáng hôm sau người ta thấy mặt mũi mình đen ngòm hay mất tích trong túi đen nào đó. 
Tôi nghĩ miên man chuyện này nhiều hơn hôm nay khi đọc bài blog "Chuyện hai hòn đá".  Nơi tôi ở nhà tôi mua, đất tôi ở là của tôi, tôi đóng thuế hàng năm và có quyền sang nhượng cho ai thì tuỳ ý, mai đây khi bán nhà tôi sẽ lại thêm một dòng vào "nếu tìm thấy dầu thì tôi sẽ là người thứ năm chia phần % trong cái bịch dầu" và là tôi chứ chẳng phải ông nhà nước hay ông thị trưởng, quan huyện nào hết.  Vì thế sống ở một xứ sở quyền lợi của người dân được bảo vệ, tôi càm thấy xót xa cho người dân ở quê nhà.  Những chuyện xảy ra đọc mà không hiểu sao lại như thế.  Một đất nước mà tài sản là của toàn dân, nên hòn đá trong sân bỗng trở nên có giá thì nó không còn tài sản của dân mà của "rất nhiều người" dân mà một số người sẽ có quyền hạn cao hơn để "xử lý".  Đất nước ấy có làm cho người dân hạnh phúc?


Đào Tuấn
Nhưng câu chuyện ở Chư Sê hoàn toàn không đơn giản chỉ là câu chuyện “hai hòn đá”, bởi nó chứa trong đó thái độ và cách thức ứng xử của chính quyền đối với dân. Một thái độ quá hách dịch, cậy quyền, quan liêu, một thứ quan liêu “bất biết”, vô tri và “Chí Phèo”.
luận lại nóng lên xung quanh một vụ cưỡng chế. Nhưng lần này, không phải là vụ cưỡng chế đầm như ở Tiên Lãng, hay cưỡng chế đất như ở Hà Nam, mà là cưỡng chế… đá. Vâng, đúng là đá, 100% là đá. Còn đó là đá gì trong hàng ngàn loại đá, quý thế nào, giá trị bao nhiêu thì ngay cả những người cưỡng chế cũng không biết.
Câu chuyện xảy ra ở Chư Sê, Gia Lai khi chính quyền cấp huyện bất ngờ huy động lực lượng hùng hậu tiến hành thu giữ 2 hòn đá của một người dân vì “nhiều người cho rằng đó là đá quý”.
Trong vụ “cưỡng chế đá” quái đản này, có 3 tình tiết đáng chú ý: Chính quyền cho rằng mình đúng và việc cưỡng chế là để thu hồi khoáng sản, tài sản quốc gia, rồi sau đó “bán đấu giá”. Thứ hai, viên đá được “đào dưới đất”. Và người dân đã để chỏng trơ ngoài sân suốt 3 năm qua, trước khi, một cách hoàn toàn bất ngờ, bị cưỡng chế thu hồi. Nếu vụ cưỡng chế đá này không có sự phân xử rạch ròi, nếu quả thực chính quyền Chư Sê được cho là đúng khi thu hồi, rất có thể chính quyền 698 huyện còn lại trên toàn quốc cũng sẽ coi đó là một tiền lệ tốt để thu hồi bất cứ gì “đào được dưới đất”, và không chỉ là những hòn đá.
Người đáng lo, vì thế, không chỉ là những người sưu tầm đá, chơi đá, mà là người dân nói chung. Ai bảo khi chính quyền dám thu hồi đá- dù không cần qua kiểm nghiệm, xác định giá trị, không cần thông báo, quyết định thu hồi, thì họ không dám thu hồi những thứ khác dù tồn tại ở thể rắn, lỏng, hoặc khí “hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác”- theo định nghĩa của Luật Khoáng sản 1996.
Về giá trị của hòn đá, một ý kiến cho rằng với một viên đá “chỉ có màu sắc tưởng là đẹp” thì thậm chí không có giá trị dù chỉ để nung vôi. Nhưng khi “nhà quan” ngứa mắt thì họ cho là có giá “hàng tỷ đồng”, “theo tin đồn”- như thừa nhận của ông Phó Chủ tịch Huyện. Thậm chí, khi khổ chủ “can tội” không ký biên bản khi thấy hành động thu hồi là quá bất công, oan ức, thì không phải một, mà cả hai “hòn” đều bị chính quyền cưỡng chế.
Người dân, đặc biệt là những người “bày đá” đang dành sự quan tâm đặc biệt cho sự kiện này. Vụ cưỡng chế đá cũng đã gây hoang mang bất bình trong dư luận. Bởi hành động thu hồi của chính quyền khiến người bị thu hồi không thể nuốt trôi. Không phải không có lý khi một ý kiến trên một tờ báo chính thống gọi đây là hành động “cướp đá”. Với những nhà chức trách có thẩm quyền. Với lực lượng công an hùng hậu. Và giữa ban ngày ban mặt.
Có phải bất cứ những gì dưới đất, qua giám định mắt thường của huyện quan, không cần qua giám định, kết luận, cũng đều là khoáng sản, là tài sản quốc gia? Có phải cứ một chiếc cam nhông tuần nhông nhông trên đường thấy thích là “cưỡng chế”, không cần thậm chí một quyết định hành chính tối thiểu và bất chấp việc dư luận có ủng hộ hay không?
Nhưng câu chuyện ở Chư Sê hoàn toàn không đơn giản chỉ là câu chuyện “hai hòn đá”, bởi nó chứa trong đó thái độ và cách thức ứng xử của chính quyền đối với dân. Một thái độ quá hách dịch, cậy quyền, quan liêu, một thứ quan liêu “bất biết”, vô tri và “Chí Phèo”. Một cách thức ứng xử lạm quyền và ưa vũ lực, bất chấp trình tự hành chính tối thiểu của một cuộc cưỡng chế là một tờ quyết định.
Chỉ có điều báo chí đã nhầm khi cho đây là chuyện lạ. Trước đó, Chư Sê cũng đã cưỡng chế đá, với một hoàn cảnh và cách thức tương tự- của một phụ nữ ở thôn Sa La mà đến giờ vẫn chưa kết luận đó là đá gì, không biết để đâu, đã làm gì. Và rất có thể, ngay sau vụ cưỡng chế đá được đưa lên mặt báo, sẽ còn nhiều vụ khác “lạ” hơn nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog